Trợ giúp xã hội cho trẻ em mồi côi

Trợ giúp xã hội cho trẻ em mồi côi

Overview

Trợ giúp xã hội cho trẻ em mồi côi

 

Trẻ em được xem là tương lai đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình. Do đó, các chính sách về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em luôn được nhà nước đặt lên hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, chính sách về trợ giúp xã hội cho trẻ em trong Nghị định[1] của Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với đối tượng trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng.

Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chính sách này.

Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng[2] là người dưới 16 tuổi thuộc các trường hợp sau:

– Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

– Mồ côi cha và mẹ.

– Cả cha và mẹ đều bị mất tích hoặc đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.(a)

– Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại thuộc các trường hợp tại mục (a).

– Cha hoặc mẹ thuộc các trường hợp tại (a) và người còn lại cũng phải thuộc một trong các trường hợp đó.

1.Chính sách trợ giúp

Đối tượng trẻ em này sẽ được trợ giúp xã hội; được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng. Nếu không có người nhận nuôi thì sẽ được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.[3]

Mức hưởng trợ cấp hàng tháng[4]

 Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng tại cộng đồngNgười nhận nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em tại cộng đồngTrẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội
Trẻ dưới 4 tuổi900.000 đồng900.000 đồng1.800.000 đồng
Trẻ đủ 4 tuổi trở lên540.000 đồng540.000 đồng1.440.000 đồng

 

Trẻ em dưới 4 tuổi được hưởng trợ cấp nhiều hơn bởi vì đối với trẻ càng nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ càng cao. Hơn nữa, các chi phí đồ dùng chăm sóc trẻ cũng sẽ nhiều hơn những trẻ lớn tuổi.

Tại các cơ sở trợ giúp xã hội, trẻ sẽ được hỗ trợ nhiều hơn vì đây là nơi sống của rất nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy việc nuôi dưỡng, chăm sóc số lượng lớn trẻ em như vậy có thể sẽ gặp khó khăn nên cần mức trợ giúp nhiều hơn.

Các quyền lợi khác

– Trẻ sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.[5] Nếu trẻ thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ BHYT thì sẽ được cấp 1 thẻ có quyền lợi BHYT cao nhất.

Document

Hỗ trợ giáo dục:

+ Trẻ được nhận nuôi dưỡng trong cộng đồng, khi học giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học thì sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật.[6]

+ Trẻ ở cơ sở trợ giúp xã hội:[7]

++ Được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

++ Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.

– Trẻ ở cơ sở bảo trợ xã hội được cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày[8], chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác.

– Hỗ trợ chi phí mai táng:

+ Trẻ được nhận nuôi trong cộng đồng sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng sau khi chết tối thiểu là 7.200.000 đồng.[9] Nếu chi phí mai táng được quy định khác ở các văn bản khác thì áp dụng mức hưởng cao nhất.

+ Trẻ ở cơ sở trợ giúp xã hội sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng sau khi chết tối thiểu là 18.000.000 đồng.[10]

Như đã đề cập, trẻ em ở các cơ sở bảo trợ xã hội sẽ có điều kiện sống ít thuận lợi hơn những trẻ được nhận nuôi dưỡng trong gia đình. Vì thế ở các cơ sở trợ giúp xã hội thì trẻ sẽ được trợ giúp về mặt vật chất nhiều hơn để đảm bảo điều kiện sống và học tập được tốt nhất.

Có thể thấy, các chính sách trên đều góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ, về sức khỏe, tinh thần và quá trình giáo dục. Những chính sách này cũng đã thể hiện sự quan tâm và mong muốn dành cho trẻ em những điều tốt nhất của nhà nước ngay cả khi trẻ chết đi.

2.Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em[11]

Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng trẻ em này phải đảm bảo các điều kiện quy định nhằm đảm bảo cho trẻ được sống trong một môi trường tốt.

– Là người đủ 18 tuổi và không mắc bệnh tâm thần, các bệnh không thể nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, không nghiện ma túy, các chất kích thích khác.

– Phải tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;

– Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ;

– Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em.

Trách nhiệm của người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ:

– Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;

– Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;

– Đối xử bình đẳng đối với trẻ em và các nghĩa vụ khác.

Đây là độ tuổi hình thành nhân cách của trẻ nên cần phải có môi trường học tập, vui chơi lành mạnh và phải uốn nắn, giáo dục đúng cách để trẻ phát triển toàn diện nhất có thể.

Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em:

– Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em;

– Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;

– Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;

– Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em như là quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm; quyền được giáo dục, học tập,… với các hành vi như ngược đãi, bạo lực, xâm hại,… Tùy theo tính chất, mức độ mà các hành vi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Trợ giúp xã hội cho trẻ em mồ côi”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Khánh Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

[2] Điều 5.1 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

[3] Điều 5.1 và Điều 18.1.a và Điều 24.1.a Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

[4] Điều 6.1.a, Điều 20.1 và Điều 25.1 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

[5] Điều 9 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

[6] Điều 10 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

[7] Điều 26 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

[8] Điều 25.4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

[9] Điều 11 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

[10] Điều 25.3 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

[11] Điều 22 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*