Trợ cấp thai sản
Trợ cấp thai sản là một trong những chính sách phúc lợi xã hội quan trọng, nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là lao động nữ trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ. Chính sách này không chỉ góp phần hỗ trợ tài chính cho các gia đình trong giai đoạn quan trọng mà còn thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với sức khỏe và hạnh phúc của người mẹ và trẻ em. Bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn hiểu rõ về ba mức trợ cấp thai sản mà NLĐ sẽ được nhận theo quy định pháp luật.
1. Tiền trợ cấp một lần như sau:
Trường hợp | Nội dung |
LĐ nữ sinh con[1] | Đáp ứng điều kiện (đã tham gia BHXH đủ tháng): Được nhận trợ cấp một lần. |
Không đủ điều kiện nhưng chồng đủ điều kiện: Chồng được nhận trợ cấp một lần. | |
Mang thai hộ[2] | Đáp ứng điều kiện (đã tham gia BHXH đủ tháng): Được nhận trợ cấp một lần. |
Không tham gia BHXH hoặc không đủ điều kiện: Người mẹ nhờ mang thai hộ (đã tham gia BHXH đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi nhận con) được nhận trợ cấp một lần. | |
Người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đều không đủ điều kiện: Chồng của người mang thai hộ (nếu tham gia BHXH đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con) được nhận trợ cấp một lần. | |
Nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi[3] | Đáp ứng điều kiện (đã tham gia BHXH đủ tháng): Được nhận trợ cấp một lần. |
Mức trợ cấp một lần cho mỗi đứa con = 02 lần mức tham chiếu tại tháng người mẹ sinh con, nhận con nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi[4]. Hiện nay, mức lương cơ sở chưa bị bãi bỏ nên mức tham chiếu = mức lương cơ sở = 2.340.000 đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp một lần = 2.340.000 x 2 = 4.680.000 đồng.
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết về điều kiện hưởng thai sản tại Bảng 2 của bài viết “Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản”
2. Tiền trợ cấp thai sản như sau:
Đối tượng | Nội dung |
NLĐ (khám thai, sự cố thai kỳ, sinh con, mang thai hộ hoặc nhờ mang thai hộ, nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi, thực hiện các biện pháp tránh thai) | (1) Mức trợ cấp một tháng = 100% mức bình quân tiền lương mà NLĐ đã đóng BHXH trong 6 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc. – Trường hợp NLĐ đóng BHXH nhưng chưa đủ 6 tháng: Mức bình quân tiền lương của các tháng mà họ đã đóng BHXH[5]. – Trường hợp thời gian đóng BHXH không liên tục: Các tháng đóng BHXH sẽ được cộng dồn để tính. – Trường hợp LĐ nữ vẫn đi làm đến thời điểm sinh con: Mức bình quân tiền lương các tháng đóng BHXH bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi[6]. Ví dụ 1: Chị A sinh con vào tháng 3/2016: Từ tháng 10/2015 – 01/2016: đóng BHXH với lương 5.000.000 đồng/tháng (4 tháng). Từ tháng 02/2016 – 3/2016: đóng BHXH với lương 6.500.000 đồng/tháng (2 tháng). Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = (5.000.000 x 4 + 6.500.000 x 2) / 6 = 5.500.000 đồng/tháng. |
NLĐ (khám thai, lao động nam nghỉ thai sản) | (2) Mức trợ cấp một ngày = mức trợ cấp một tháng chia cho 24 ngày[7]. Ví dụ 2: Mức trợ cấp một tháng của chị D là 7.200.000 đồng/tháng thì mức trợ cấp một ngày = 7.200.000 / 24 = 300.000 đồng/ngày. |
Khi sinh con, nhận con do nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi[8] | Mức trợ cấp một tháng như ở nội dung (1). (3) Nếu có ngày lẻ trong tháng hoặc các trường hợp đặc biệt (sảy thai, phá thai,…; thực hiện các biện pháp tránh thai) thì mức trợ cấp mỗi ngày nghỉ = mức trợ cấp một tháng chia cho 30 ngày. |
LĐ nữ mang thai hộ hoặc nhờ mang thai hộ[9] | Mức trợ cấp như ở nội dung (1), (2), (3) và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương mà NLĐ đã đóng BHXH. |
3. Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản như sau:
Trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản mà LĐ nữ chưa phục hồi sức khỏe thì được nghỉ thêm để dưỡng sức và phục hồi sức khỏe[10]. Mức trợ cấp cho mỗi ngày nghỉ = 30% mức tham chiếu[11] = 2.340.000 x 30% = 702.000 đồng/ngày. Thời gian nghỉ tối đa 10 ngày (sinh từ hai con trở lên trong một lần sinh); 07 ngày (sinh con phải phẫu thuật); 05 ngày (các trường hợp khác)[12]. Như vậy, mức trợ cấp đối đa khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh = 10 x 702.000 = 7.020.000 đồng.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
Bạn đọc tham khảo thêm tại bài viết liên quan “Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con”
Trên đây là nội dung tư vấn về “Trợ cấp thai sản”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Phạm Thị Tuyết Như
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Luật sư kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 58.1 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[2] Điều 58.2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[3] Điều 58.3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[4] Điều 58.4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[5] Điều 59.1 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[6] Điều 12.1.(a) Thông tư 59/2019/TT-BLDTBXH
[7] Điều 59.2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[8] Điều 59.3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[9] Điều 59.4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[10] Điều 60.1 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[11] Điều 60.3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[12] Điều 60.2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024