Trách nhiệm cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke
Kinh doanh dịch vụ karaoke không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn đòi hỏi doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tuân thủ các quy định pháp luật về chặt chẽ. Sau đây, cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu trách nhiệm cơ sở kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke tại bài viết bên dưới nhé.
1. Trách nhiệm chung
Khi kinh doanh các dịch vụ karaoke các cơ sở kinh doanh ngoài đáp ứng các điều kiện kinh doanh và cấp phép thì cần đáp ứng các quy định về trách nhiệm[1]:
– Chấp hành các quy định pháp luật về lao động. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
– Bảo đảm đủ điều kiện về cách âm và tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.
– Tuân thủ các quy định về phòng chống tác hại thuốc lá, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bản quyền, hợp đồng lao động, an toàn lao động, bảo hiểm, và phòng chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật.
– Thực hiện các hoạt động buổi diễn nghệ thuật theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Bên cạnh việc tuân thủ các quy định về trách nhiệm chung, mỗi doanh nghiệp và hộ kinh doanh còn phải đảm bảo các trách nhiệm[2] sau:
– Đảm bảo hình ảnh thể hiện trên màn hình và lời bài hát phù hợp và phù hợp với văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục.
– Không hoạt động từ 0 giờ sáng đến 8 giờ sáng.
Việc thực hiện đúng trách nhiệm này sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo ra một môi trường giải trí lành mạnh và bền vững.
3. Xử phạt vi phạm về kinh doanh dịch vụ karaoke
Hành vi vi phạm | Phạt tiền |
Không mặc trang phục hoặc không đeo biển tên do người sử dụng lao động cung cấp. | 200.000 – 500.000 đồng hoặc phạt cảnh cáo[3] |
Không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho người lao động. | 500.000 – 1.000.000 đồng[4] |
Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi; kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày | 10.000.000 – 15.000.000 đồng [5] |
Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay đồ vật khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy | 5.000.000 – 10.000.000 đồng[6] |
Dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm | 20.000.000 – 30.000.000 đồng[7] |
Bao che cho các hoạt động có tính chất khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, nhảy múa thoát y | 30.000.000 – 40.000.000 đồng[8] |
Tổ chức cho khách nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác mang tính chất đồi trụy | 40.000.000 – 50.000.000 đồng[9] |
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi kinh doanh dịch vụ karaoke từ 0 giờ sáng đến 8 giờ sáng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.[10] Kèm theo đó là hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke từ 18 tháng đến 24 tháng. Và buộc tiêu huỷ văn hoá phẩm có nội dung độc hại.[11]
Trên đây là nội dung tư vấn về “Cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke”
Nếu các bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan toả tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.
Biên tập: Đỗ Thị Hồng Giao
Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 6 Nghị định 54/2019/NĐ-CP và Điều 1.3 Nghị định 148/2024/NĐ-CP bổ sung điều 6.3a và điều 6.7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP
[2] Điều 6 Nghị định 54/2019/NĐ-CP
[3] Điều 15.1 Nghị định 38/2021/NĐ-CP
[4] Điều 15.2 Nghị định 38/2021/NĐ-CP
[5] Điều 15.5.(a) và điều 15.5.(b) Nghị định 38/2021/NĐ-CP
[6] Điều 16.1.(a) Nghị định 38/2021/NĐ-CP
[7] Điều 16.3 Nghị định 38/2021/NĐ-CP
[8] Điều 16.4 Nghị định 38/2021/NĐ-CP
[9] Điều 16.5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP
[10] Điều 15.9.(a) và điều 15.10.(b) Nghị định 38/2021/NĐ-CP
[11] Điều 16.6 và điều 16.7 Nghị định 38/2021/NĐ-CP