Trách nhiệm bồi thường do hàng hóa có khuyết tật

Trách nhiệm bồi thường do hàng hóa có khuyết tật

Trách nhiệm bồi thường do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật

Sản phẩm, hàng hóa (gọi tắt là “hàng hóa”) có khuyết tật là những hàng hóa không đảm bảo an toàn, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng mặc dù những hàng hóa này đã được sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và tại thời điểm cung cấp cho người tiêu dùng chưa phát hiện khuyết tật[1]. Vì vậy, bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật là quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đảm bảo họ được bảo vệ khi mua phải hàng hóa có khuyết tật.

Các trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa có khuyết tật phải bồi thường kể cả khi họ không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật như sau:[2]

1. Sản xuất hàng hóa;

Ví dụ: Công ty TNHH Coca – Cola bị kiện do sản xuất một chai cam ép Splash với giá 10.000 đồng nhưng có chứa nhiều tạp chất và vật thể lạ là hai ống thủy tinh vỡ. Theo đó, vật thể lạ trong chai cam ép được coi hàng hóa có khuyết tật và có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng[3].

2. Nhập khẩu hàng hóa;

3. Có gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại với mục đích để nhận biết cá nhân, tổ chức đó sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;

4. Thực hiện hoạt động trung gian thương mại đối với hàng hóa; Các hoạt động trung gian thương mại bao gồm đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.

5. Trực tiếp cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng;

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

6. Trường hợp khác chịu trách nhiệm về hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

– Trường hợp không thể xác định cá nhân, tổ chức kinh doanh tại các mục 1,2,3,4,6 thì cá nhân, tổ chức trực tiếp cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng có trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh cùng gây thiệt hại thì họ phải liên đới bồi thường cho người tiêu dùng. Cụ thể, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của họ và nếu mức độ lỗi không thể xác định thì họ phải bồi thường theo các phần bằng nhau[4].

Các trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa có khuyết tật được miễn trách nhiệm như sau[5]:

– Chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, công nghệ của thế giới tại thời điểm hàng hóa gây thiệt hại cho người tiêu dùng;

– Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp như là ngừng cung cấp hàng hóa có khuyết tật ra thị trường; công khai và thu hồi hàng hóa; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;… tuy nhiên người tiêu dùng vẫn cố ý sử dụng hàng hóa có khuyết tật dẫn đến bị thiệt hại mặc dù đã tiếp nhận đầy đủ thông tin;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Có thể xem thêm bài viết Quy trình xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của chúng tôi để hiểu rõ hơn về quy định này.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Trách nhiệm bồi thường do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Thị Tuyết Như

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 4.3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023

[2] Điều 34.2 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023

[3] https://vov.vn/vu-an/bac-don-kien-cong-ty-coca-cola-viet-nam-san-xuat-san-pham-co-di-vat-434064.vov

[4] Điều 587 Bộ luật dân sự 2015

[5] Điều 32, Điều 33, Điều 35 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*