Trả lương khi không có Hợp đồng lao động

Trả lương khi không có Hợp đồng lao động

Trả lương khi không có Hợp đồng lao động

Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều hình thức tuyển dụng lao động khác nhau như hình thức tuyển dụng vào biên chế nhà nước, hình thức bầu cử và hình thức tuyển dụng lao động thông qua hợp đồng lao động.

Hình thức tuyển dụng thông qua hợp đồng lao động chiếm tỷ lệ phần lớn trong xã hội hiện nay dựa trên tính cơ bản, tính lợi ích được cân bằng hai bên trong quan hệ lao động.

Vậy khi không có hợp đồng lao động, người lao động có được trả lương không?

Cùng Luật Nghiệp Thành phân tích dựa trên Bộ Luật lao động 2019 (có hiệu lực từ 1/1/2021) nhé!

1.Xem xét quan hệ giữa bạn và người kia có phải là quan hệ lao động không?

Quan hệ lao động[1] là mối quan hệ giữa bạn và người giao việc cho bạn (thông thường là sếp). Trong mối quan hệ này, sếp sẽ quản lý, giám sát, điều hành bạn; và trả lương cho bạn.

Như vậy, bạn phải xem xét:

1.Bạn có đang thực hiện công việc mà sếp và bạn đã thỏa thuận.

2.Bạn chịu sự quản lý, giám sát, điều hành từ sếp.

3.Bạn được trả tiền (tiền lương) khi bạn thực hiện công việc được yêu cầu.

Khi thỏa mãn ba yếu tố trên, mối quan hệ giữa bạn và người giao việc (sếp) là mối quan hệ lao động.

Việc xác định quan hệ lao động là rất cần thiết và quan trọng, bởi lẽ, trên thực tế vẫn có sự nhầm lẫn giữa Hợp đồng lao động và Hợp đồng dịch vụ. Khi xác định không đúng mối quan hệ giữa hai bên, có thể dẫn đến tình trạng hiểu sai và áp dụng sai pháp luật.

Bạn đọc tham khảo Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Mối quan hệ lao động là hợp pháp nếu nó là một dạng của hợp đồng lao động (HĐLĐ).

2.Hợp đồng lao động là gì?

Thứ nhất, HĐLĐ là một hình thức để thể hiện mối quan hệ lao động giữa bạn và sếp.

Thứ hai, HĐLĐ[2] là một sự thỏa thuận về nghĩa vụ, quyền giữa bạn và sếp, hình thức trả lương, trả công, điều kiện làm việc.

Thứ ba, HĐLĐ gồm có (dạng HĐLĐ):

  1. i) HĐLĐ bằng lời nói.
  2. ii) HĐLĐ bằng văn bản.

Như vậy, cụm từ “Không có HĐLĐ” trong pháp luật quy định nghĩa là bạn không chịu sự quản lý, giám sát, điều hành từ người giao công việc và cũng không được trả lương khi thực hiện công việc đó.

Tuy nhiên, cụm từ này trong đời sống thường ngày thường bị hiểu nhầm lẫn theo nghĩa là quan hệ lao động không được giao kết bằng hình thức văn bản.

3.Trả lương khi không có HĐLĐ

Bạn được trả lương kể cả khi không có HĐLĐ (bằng lời nói, bằng văn bản), chỉ cần tồn tại mối quan hệ lao động giữa bạn và người giao việc, bạn được trả lương.

Để làm rõ liệu rằng bạn có được trả lương hay không, bạn cần xác định:

  1. i) Có tồn tại mối quan hệ lao động giữa bạn và người giao việc không (xem thêm tại mục 1)
  2. ii) Hình thức HĐLĐ mà bạn giao kết với sếp (bằng miệng hoặc văn bản) không ảnh hưởng đến quyền được trả lương của bạn.

4.Pháp luật quy định gì về ký kết HĐLĐ?

Bộ Luật lao động 2019 quy định: HĐLĐ bao gồm hợp đồng

 

Có 2 hình thức giao kết HĐLĐ, trường hợp bạn đề cập không có HĐLĐ là khi giữa sếp và bạn tồn tại dạng HĐLĐ bằng lời nói. Đối với dạng HĐ này, bạn chỉ được yêu cầu làm công việc trong tối đa 1 tháng, sau 1 tháng, sếp bắt buộc phải ký với bạn một bản HĐLĐ bằng giấy nếu muốn bạn tiếp tục làm việc cho sếp.

Nếu sếp không thực hiện, sẽ bị xử phạt VPHC về hành vi này.

Bạn đọc tham khảo mức phạt VPHC[3] đối với NSDLĐ về hành vi giao kết không đúng dạng HĐ (không xác định thời hạn, có thời hạn), giao kết không đúng hình thức HĐ (bằng văn bản, bằng lời nói).

5.Quyền lợi của bạn (NLĐ) trong việc được trả lương

Thứ nhất[4]: Đối với các công việc có giá trị như nhau, bạn được đảm bảo trả lương như nhau, bình đẳng, không phân biệt giới tính.

Thứ hai[5]: Bạn được trả lương trực tiếp (hoặc được trả cho người được ủy quyền hợp pháp), đúng hạn và đầy đủ.

Thứ ba[6]: Mức tiền lương dựa trên thỏa thuận, năng suất và chất lượng thực hiện công việc của bạn.

Thứ tư[7]: Hình thức trả lương do bạn và sếp thỏa thuận (theo thời gian, sản phẩm, khoán).

Bạn đọc tham khảo mức xử phạt[8] NSDLĐ khi không trả lương đúng hạn, không trả hoặc trả không đủ theo thỏa thuận giữa hai bên.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Trả lương khi không có Hợp đồng lao động”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

Cập nhật, bổ sung ngày: 11.02.2022

Người bổ sung: Lê Tiến Thành

[1] Điều 3(5) Bộ luật lao động 2019

[2] Điều 13 Bộ Luật lao động 2019

[3] Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[4] Điều 90(3) Bộ luật lao động 2019

[5] Điều 94(1) Bộ luật lao động 2019

[6] Điều 95(1) Bộ luật lao động 2019

[7] Điều 96 Bộ luật lao động 2019

[8] Điều 17.2 Nghị định 12/2022 NĐ-CP

Document
Categories: Lao động
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*