Trả lương cho người lao động khi đi làm vào thứ 7, Chủ nhật

Trả lương cho người lao động khi đi làm vào thứ 7, Chủ nhật

Trả lương cho người lao động khi đi làm vào thứ 7, Chủ nhật

Thông thường rất nhiều công ty sẽ chọn ngày thứ 7, Chủ nhật làm ngày nghỉ hằng tuần cho người lao động sau thời gian cả tuần làm việc vất vả, còn có trường hợp người lao động đi làm luôn cả ngày nghỉ hằng tuần thì sẽ có những quy định gì, tiền lương giữ ngày thường và ngày nghỉ hằng tuần cũng có sự khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn đọc hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1.Có phải ngày nghỉ hằng tuần luôn được xếp sắp vào thứ 7, Chủ nhật?

Sau những ngày làm việc mệt nhọc thì mỗi tuần người lao động sẽ được sắp xếp thời gian nghỉ hằng tuần để có thể nghỉ ngơi. Cụ thể, người lao động được nghỉ ít nhất là 24 giờ liên tục mỗi tuần. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động mà dẫn đến người lao động không được nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động cũng phải làm sao để sắp xếp cho người lao động có thể trong 01 tháng nghỉ ít nhất là 04 ngày.[1]

Dựa vào quy định như thế nên tùy vào từng công ty, đặc thù công việc mà người lao động có thể nghỉ từ 1-2 ngày/tuần đồng nghĩa với 4-8 ngày/tháng.

Ngoài ra, theo quy định người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.[2] Từ đó, ta thấy không bắt buộc là phải cho người lao động nghỉ hằng tuần vào ngày thứ 7, Chủ nhật mà người sử dụng lao động có thể cho nghỉ linh hoạt hoặc theo ý kiến tất cả người lao động để từ đó quyết định ngày nghỉ hằng tuần sao cho hợp lý nhất, tối ưu nhất đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên ở Việt Nam thì hầu hết những công ty, danh nghiệp đều sắp xếp thứ 7 và Chủ nhật là 02 ngày nghỉ hằng tuần phổ biến.

2.Đi làm vào thứ 7, Chủ nhật thì tiền lương tính như thế nào?

Theo pháp luật quy định thì người lao động khi đi làm vào thứ 7, Chủ nhật thì sẽ được tính lương làm thêm giờ. Vì vậy mà khi lịch nghỉ hằng tuần vào thứ 7, Chủ nhật mà người lao động vẫn đi làm vào 02 ngày này thì sẽ được hưởng lương như sau, cụ thể ta cũng sẽ có 03 trường hợp:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

TH1: Đi làm vào thứ 7, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần[3]

+ Tiền lương làm việc vào ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm

+ Tiền lương làm việc vào ban đêm = 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thục trả theo công việc đang làm x 130% (được trả thêm do làm vào ban đêm)

TH2: Đi làm vào thứ 7, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần nhưng lại trùng với ngày nghỉ lễ, Tết[4]

Khi rơi vào trường hợp này pháp luật quy định người lao động mà làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày Tết trùng ngày nghỉ hằng tuần thì sẽ được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết[5]. Cụ thể người lao động sẽ được tính lương như sau:

+ Tiền lương đi làm việc vào ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm

+ Tiền lương đi làm việc vào ban đêm = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm x 130% (được trả thêm do làm vào ban đêm)

TH3: Đi làm vào thứ 7, Chủ nhật trùng với ngày làm nghỉ bù nghỉ lễ, Tết[6]

Trường hợp này thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần tức ta sẽ tính tiền lương giống như ở TH1.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Trả lương cho người lao động khi đi làm vào thứ 7, Chủ nhật”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Tuấn Huy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 111.1 Bộ luật lao động 2019

[2] Điều 111.2 Bộ luật lao động 2019

[3] Điều 98 Bộ luật lao động 2019

[4] Điều 98 Bộ luật lao động 2019 và Điều 55.3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

[5] Điều 55.3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

[6] Điều 98 Bộ luật lao động 2019 và Điều 55.3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*