Tiêu chuẩn hiệu trưởng trường mầm non tư thục

Tiêu chuẩn hiệu trưởng trường mầm non tư thục

Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng trường mầm non tư thục

Cập nhật, bổ sung ngày 01/8/2024

Năm 2024, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận có 756 trường mầm non tư thục và quốc tế​ khiến số lượng đầu vào của ngành giáo viên tăng hơn so với trước đó. Tuy nhiên, vị trí giáo viên và chức danh hiệu trưởng được tuyển dụng cần căn cứ vào một số tiêu chuẩn về trình độ, năng lực; phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp. Vậy cụ thể gồm những tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩnChức danh hiệu trưởng[1]Chức danh giáo viên[2]
Phẩm chất nghề nghiệp1. Đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc;

2. Tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường;

3. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân;

1. Đạo đức nhà giáo;

2. Phong cách làm việc;

Quản trị nhà trường4. Tổ chức xây dụng kế hoạch phát triển nhà trường;

5. Quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em;

6. Quản trị hoạt động giáo dục trẻ em;

7. Quản trị nhân sự nhà trường;

8. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường;

9. Quản trị tài chính nhà trường;

10. Quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường;

11. Quản trị chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trả trong nhà trường;

 

Document

 

Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ3. Phát triển chuyên môn bản thân;

4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em;

5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em;

6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em;

7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em;

8. Quản lý nhóm, lớp;

Xây dựng môi trường giáo dục12. Xây dựng văn hóa nhà trường;

13. Thực hiện dân chủ trong nhà trường;

14. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực gia đình;

9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện;

10. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;

Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội/cộng đồng15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

16. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường;

11. Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

12. Phối hợp với cha mẹ, hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em;

Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) và ứng dụng công nghệ thông tin17. Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc;

18. Ứng dụng công nghệ thông tin;

13. Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên Tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc;

14. Ứng dụng công nghệ thông tin;

 

Thể hiện khả năng nghệ thuật15. Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Kết quả đánh giáMức tốt: có 2/3 số tiêu chỉ đạt mức tốt, trong đó tiêu chí 1, 4, 5, 6, 7, 9, 11, 13, 14 và 15 đạt mức tốt;

Mức khá: có 2/3 số tiêu chỉ đạt mức khá, trong đó tiêu chí 1, 4, 5, 6, 7, 9, 11, 13, 14 và 15 đạt mức khá;

Mức chuẩn: Tất cả tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên

Chưa đạt: Có tiêu chuẩn được đánh giá chưa đạt

Mức tốt: tất cả tiêu chí đạt mức khá trở lên và có 2/3 số tiêu chỉ đạt mức tốt, trong đó tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức tốt;

Mức khá: tất cả tiêu chí đạt mức đạt trở lên và có 2/3 số tiêu chỉ đạt mức khá, trong đó tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 đạt mức khá trở lên;

Mức chuẩn: Tất cả tiêu chi được đánh giá từ mức đạt trở lên

Chưa đạt: Có tiêu chuẩn được đánh giá chưa đạt

Chu kỳ và thẩm quyền đánh giá– Hiệu trưởng tự đánh giá theo chu kỳ 01 năm/01 lần vào cuối năm học

– Các cơ quan có thẩm quyền đánh giá theo chu kỳ 02 năm/1 lần (có thể rút ngắn chu kỳ)

+ Trưởng phòng giáo dục và đào tạo;

+ Giám đốc sở giáo dục và đào tạo;

+ Thủ trưởng các đơn vị khác;

– Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ 01 năm/01 lần vào cuối năm học

– Hiệu trưởng đánh giá theo chu kỳ 02 năm/01 lần vào cuối năm học

– Cấp trên quản lý có yêu cầu kiểm tra đột xuất thì cơ sở giáo dục mầm non phải rút ngắn chu kỳ đánh giá

 

Trên đây là tư vấn cơ bản của Luật Nghiệp Thành về “Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Giáo viên trường mầm non tư thục

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Người biên tập: Trần Thị Duyên

LS hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thuận

Cập nhật, bổ sung ngày 01/8/2024

Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy

 

[1] Điều 4, 5, 6, 7, 8, 10 và Điều 11 Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT và Mục 2 Công văn 5568/BGDĐT-NGCBQLGD;

[2] Điều 4, 5, 6, 7, 8, 10 và Điều 11 Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT và Mục 2 Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD;

Document
Categories: Giáo Dục

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*