Doanh nghiệp nào bị quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ

Doanh nghiệp nào bị quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ

Doanh nghiệp nào bị quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ

1.Dựa theo nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế,

Đó là chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ. Theo đó, doanh nghiệp phải chấp hành trong thời gian 02 năm trở về trước tính từ thời điểm được cơ quan thuế đánh giá.[1]

Nghĩa là: phải sử dụng hóa đơn hợp pháp; lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn; nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; phải lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ (chỉ trừ trường hợp không bắt buộc phải lập); v.v..[2]

*Lưu ý: Từ ngày 01/07/2022, sẽ là thời điểm mà các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Do đó, các doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ như phải lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng; thực hiện quản lý các hoạt động tạp hóa đơn; công khai cách thức tra cứu, nhận file gốc hóa đơn điện tử của người bán tới người mua; báo cáo sử dụng hóa đơn; v.v…[3]

Bên cạnh đó, cũng không được bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn như: có các hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, không hợp pháp hóa đơn cụ thể là hóa đơn, chứng từ giả; hết, chưa có giá trị sử dụng, không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; hóa đơn tẩy xóa, hóa đơn chứng từ khống, phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh; v.v…[4]. Và cũng giới hạn trong trong gian 02 năm trở về trước tính từ thời điểm được cơ quan thuế đánh giá.[5]

Document

Việc giới hạn trong thời gian 02 năm để đánh giá doanh nghiệp có chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ hay không là một khoảng thời gian dài, liên tục để chứng tỏ độ tin cậy, minh bạch, tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp.

2.Dựa theo phân loại mức độ rủi ro,

Được căn cứ vào tình hình sử dụng hóa đơn cụ thể là số hóa đơn mà doanh nghiệp đã sử dụng, xóa bỏ, hủy, mất, cháy, hỏng và số lần bị xử phạt vi phạm về hóa đơn. Riêng với các hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn mà doanh nghiệp đã có thể bị phạt tối đa là 10 triệu đồng. Hơn nữa, việc hủy hóa đơn có mức phạt cũng tương tự như trên là tối đa 8 triệu đồng.

Do đó, nếu doanh nghiệp nào bị xử phạt hành chính nhiều lần và tùy vào số lượng hóa đơn đã qua sử dụng, xóa bỏ, hủy, mất, cháy, hỏng mà cơ quan thuế có thể thực hiện phân loại NNT thuộc mức độ rủi ro nào.

Bạn đọc tham khảo thêm tại các bài viết Áp dụng quản lý rủi ro hóa đơn chứng từ của doanh nghiệp” để biết cơ quan thuế sẽ quản lý các doanh nghiệp như thế nào khi đã phân loại dựa theo các tiêu chí trên.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Doanh nghiệp nảo bị quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và rất mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Phụ lục II Tiêu chí 3 Thông tư số 31/2021/TT-BTC

[2] Tham khảo cụ thể tại Điều 26 Thông tư 39/2014/TT-BTC

[3] Điều 55.2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP

[4] Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP

[5] Phụ lục II Tiêu chí 4 Thông tư số 31/20201/TT-BTC

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Thuế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*