Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới nước nhà với chủ trương trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện, nền kinh tế nước ta có những khởi sắc và phát triển nhất định, thể hiện qua những thuận lợi về chính sách, với việc ký kết nhiều văn kiện hợp tác quốc tế, cơ cấu GDP bình quân tăng trưởng hàng năm. Thuận lợi là vậy, song cũng tồn tại không ít hạn chế, thách thức khó khăn về dân cư, văn hóa.. đặc biệt là chính sách pháp luật.

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Chẳng hạn, như trước đây nếu như các quan hệ sở hữu tài của sản cá nhân chỉ tồn tại trong phạm vi quốc gia, thì nay đã vươn ra khỏi lằn ranh ấy, hội nhập sâu rộng, phong phú và đa dạng. Nổi bật là các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, điển hình là quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài với nhiều dạng tranh chấp phức tạp phát sinh, mặc dù ít nhiều đã được bộ luật dân sự điều chỉnh, song thực tiễn áp dụng vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, bỡ ngỡ và xảy ra những xung đột nhất định, đòi hỏi những người có quyền thừa kế phải nắm bắt cặn kẽ, kịp thời và chính xác các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất. Bài viết dưới đây, Luật Nghiệp Thành xin được chia sẻ cụ thể vấn đề này, trên cơ sở pháp luật Việt Nam.

Theo cách hiểu đơn giản nhất, di chúc được hiểu là những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ý chí cũng như tài sản của người đã chết lúc sinh thời không thể thực hiện, sử dụng nữa, nay để cho người thừa kế còn sống theo ý nguyện của mình để  hoàn thành, giữ gìn di sản. Để rõ hơn về ý nghĩa của việc lập di chúc, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau “Ý nghĩa của việc lập di chúc“.

Thứ nhất, về điều kiện để có thể phân chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng, đối chiếu theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, căn cứ quy định tại  Điều 663.2 BLDS 2015, trước tiên, người thừa kế  theo di chúc có yếu tố nước ngoài cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: [1]

  • Phải có ít nhất một bên là cá nhân hoặc pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài. Riêng đối với cá nhân, khi tham gia vào quan hệ dân sự thừa kế có yếu tố nước ngoài, thì cá nhân đó phải có tư cách chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự)[2], còn đối với pháp nhân thì pháp luật quy định chỉ được nhận thừa kế theo di chúc và không được để lại thừa kế;
  • Phải có tài sản (động sản, bất động sản) hoặc tài sản được phân biệt theo quy định của quốc gia có tài sản đó. Ngoài ra, còn phải đáp ứng điều kiện là căn cứ để xác lập, thay đổi chấm dứt quan hệ thừa kế đó theo pháp luật nước ngoài và phát sinh tại nước ngoài;
  • Quan trọng nhất là phải đáp ứng điều kiện đối với người lập di chúc về năng lực lập di chúc, tuân thủ hình thức của di chúc. Về năng lực của người lập di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập. Còn hình thức di chúc, được xác định theo pháp luật của nước mà người di chúc lập. [3]

Thứ hai về việc xác định áp dụng pháp luật đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong việc phân chia di sản thừa kế, được pháp luật Việt Nam quy định như sau: [4]

(i) Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

(ii) Trường hợp điều ước mà Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

Document

(iii) Còn nếu không xác định được pháp luật áp dụng quy định tại (i) và (ii) thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

Thứ ba, về việc phân chia di sản có yếu tố nước ngoài, sẽ được thực hiện theo thủ tục thông thường nếu di sản đó (động sản, bất động sản) ở Việt Nam thì chuẩn bị hồ sơ công chứng và đến nộp tại văn phòng đăng ký đất đai Quận/Huyện: Bao gồm giấy chứng tử của người chết, các giấy tờ tùy thân, giấy tờ sở hữu tài sản, phiếu công chứng theo mẫu…Về vấn đề này, Nghiệp Thành có đề cập tại bài viết, mời bạn đọc tham khảo để tường tận vấn đề. “Phân chia thừa kế theo thủ tục công chứng“.

Còn trong trường hợp di sản ở nước ngoài thì phải tuân thủ theo quy định pháp luật nước ngoài. Chẳng hạn như, di sản thừa kế là bất động sản ở nước ngoài thì quyền thừa kế đối với bất động sản đó phải tuân thủ quy định pháp luật nước đó. Tuy nhiên, đối với đất trồng lúa, căn cứ theo quy định tại Điều 91.3 thì “ Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất”

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 663.2 Bộ luật dân sự 2015.

[2] Điều 16, Điều 19 Bộ luật dân sự 2015

[3] Điều 681 Bộ luật dân sự 2015.

[4] Điều 664 Bộ luật dân sự 2015.

 

 

 

 

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*