Thủ tục xin hỗ trợ học nghề

Thủ tục xin hỗ trợ học nghề

Thủ tục xin hỗ trợ học nghề

Hỗ trợ người lao động học nghề trong thời gian thất nghiệp là một trong những chính sách của bảo hiểm thất nghiệp nhằm giúp người lao động có thể tìm kiếm một công việc ổn định hơn trong tương lai. Tuy nhiên, để được hỗ trợ học việc người lao động cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định và thực hiện thủ tục đề nghị hỗ trợ mới được xem xét hỗ trợ. Thông qua bài viết dưới đây cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu về thủ tục xin hỗ trợ học nghề nhé.

Người lao động được hỗ trợ học nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:[1]

Thứ nhất, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn/xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Thứ hai, đáp ứng đủ các điều kiện như:

+ Đã chấm dứt hợp đồng lao động;

Lưu ý: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng thì không được hỗ trợ học nghề.

+ Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp:

– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Chết.

Thứ ba, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Thành phần hồ sơ[2]

+ Học tại địa phương nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp: Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề; (Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề)

+ Học ở nơi khác địa phương nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp: Đơn đề nghị hỗ trợ học nghề và quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chính hoặc bản sao);

Lưu ý: Nếu người lao động chưa nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu được hỗ trợ học nghề thì phải nộp các hồ sơ sau:

+ Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Đề nghị hỗ trợ học nghề;

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực các giấy tờ về việc chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

Trình tự thực hiện[3]

Bước 1: Nộp trực tiếp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động có nhu cầu học nghề. Sau khi nộp hồ sơ sẽ được trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp phiếu hẹn trả kết quả.

Bước 2: Trong vòng 03 ngày làm việc được ghi trên giấy hẹn trả kết quả phải đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi nộp đơn để nhận kết quả.

Người lao động có thể được nhận Quyết định về hỗ trợ học nghề hoặc văn bản trả lời về việc không được hỗ trợ học nghề.

Lưu ý: Người lao động chỉ được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở đào tạo nghề nghiệp. [4]

+ Mức hỗ trợ

– Khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: mức hỗ trợ được tính theo học phí và thời gian học thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng;

– Khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: mức hỗ trợ được tính theo tháng, học phí của khóa học và thời gian học thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.[5]

VD: Anh A ký hợp đồng lao động có thời hạn với công ty C tại Tp Hồ Chí Minh, anh đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 15 tháng. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động anh A đã thực hiện thủ tục và nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, anh A muốn được hỗ trợ học nghề tại một trung tâm đào tạo nghề ở Bình Dương thì anh A phải đến nộp trực tiếp đơn đề nghị hỗ trợ học nghề và quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục xin hỗ trợ học nghề

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Ngân

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 55 Luật Việc làm 2013

[2] Mục II.8 (c) Quyết định 351/QĐ- BLĐTBXH

[3] Mục II.8 (a) Quyết định 351/QĐ- BLĐTBXH

[4] Điều 1.13 Nghị định 61/2020/NĐ-CP

[5] Điều 3.1 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*