Thủ tục giao thuê đất rừng cho doanh nghiệp

Thủ tục giao thuê đất rừng cho doanh nghiệp

Thủ tục giao thuê đất rừng cho doanh nghiệp

Giao đất rừng cho doanh nghiệp là một trong những chính sách được nhà nước triển khai để góp phần phát triển, quản lý rừng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu được nguồn lợi ích kinh tế từ tài nguyên rừng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng được phép đầu tư trồng rừng mà phải có năng lực quản lý. Điều đó được chứng minh thông qua các dự án đầu tư và sau đó doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án trồng rừng, rồi mới thuê đất, trồng rừng, nghiệm thu trồng rừng để cấp GCNQSDĐ,……….Do đó, tại bài viết này Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn các doanh nghiệp thủ tục giao, thuê đất trồng rừng sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án.

  1. Doanh nghiệp được giao, thuê loại rừng gì?

Hiện nay, căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu thì rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) được chia làm 03 loại, đó là Rừng đặc dụng, Rừng phòng hộ và Rừng sản xuất.

Không như các hộ gia đình, cá nhân được giao cả loại rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Với doanh nghiệp, quy định pháp luật hiện tại chỉ cho phép được giao loại rừng phòng hộ. Còn loại rừng đặc dụng (là loại rừng có vai trò bảo tồn hệ sinh thái, gen sinh vật, nghiên cứu, bảo tồn di tích lịch sử-văn hóa, danh lam-thắng cảnh, v.v…) thì chỉ duy nhất doanh nghiệp về lâm nghiệp mới được phép sử dụng.[1]

Về cho thuê, thì doanh nghiệp sẽ được thuê rừng sản xuất (rừng tự nhiên và rừng trồng), theo hình thức trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất kết hợp lâm, nông, ngư nghiệp; còn có thể kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí.[2]

Việc yêu cầu thuê rừng phải luôn đi kèm với thuê đất, nên các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư sản xuất lâm nghiệp sẽ có quyền thuê đất với các hình thức sau. Đó là thuê đất trả tiền thuê hàng năm hoặc một lần cho cả thời gian thuê.[3] Đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thì sẽ không được Nhà nước cho giao đất[4] mà chỉ được phép thuê đất.

Do đó, tổng hợp lại thì doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư trồng rừng, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất, các doanh nghiệp này chủ yếu sẽ được Nhà nước cho thuê đất, rừng sản xuất là rừng trồng.[5]

  1. Thủ tục thuê đất, thuê rừng

Doanh nghiệp khi thuê rừng thì sẽ được thống nhất với cả thuê đất. Cụ thể, hồ sơ bao gồm:

  • Mẫu đề nghị cho thuê rừng, thuê đất[6]
  • Doanh nghiệp có thể sẽ cung cấp các giấy tờ liên quan khác như giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án đầu tư trồng rừng, v.v…

– Thời hạn giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

– Kết quả: Sau khi đã qua cơ quan quản lý về lâm nghiệp và cơ quan Tài nguyên và Môi trường, nếu đã được chấp thuận thì doanh nghiệp được Quyết định về việc cho thuê đất, rừng.

Và 03 ngày làm việc sau khi nhận quyết định, Doanh nghiệp ký Hợp đồng cho thuê rừng với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Document

Để đảm bảo liên kết giữa đất-rừng nên nếu các doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ cho thuê rừng hoặc cho thuê đất, cần phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp; cung cấp thông tin cho cơ quan tài nguyên môi trường để hoàn thiện hồ sơ trên.[7]

  1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Sau khi đã thuê đất rừng, doanh nghiệp đã trở thành chủ rừng và được quyền sở hữu rừng, bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các loại cây trồng, vật nuôi và tài sản gắn liền với rừng.[8] Ngoài ra, với tư cách là chủ rừng thì doanh nghiệp cũng được hưởng các quyền lợi cơ bản như hỗ trợ kinh phí khi bị thiệt hại do thiên tai; được hướng dẫn kỹ thuật hỗ trợ và phát triển rừng; được chia sẻ lợi ích từ hợp đồng thuê rừng; được phép chuyển nhượng, cho thuê rừng sản xuất (rừng trồng), được thế chấp, góp vốn giá trị rừng sản xuất (rừng trồng); v.v…Nhưng phải bảo tồn đa dạng sinh học của rừng, động thực vật rừng; phòng cháy chữa cháy rừng; ….[9]

Tuy được trao quyền như trên, doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, hệ sinh thái của rừng. Như không được chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng; đưa các chất thải, hóa chất độc, chất cháy nổ; săn, bắt, nuôi, nhốt, giết hay vận chuyển, buôn bán, …. các động thực vật trong rừng; khai thác tài nguyên, khoáng sản rừng, v.v…[10]

Hiện nay, các doanh nghiệp trồng rừng đa số trồng các loại cây keo, mỡ, cao su, v.v… vì mang lại hiệu quả và chu kỳ ngắn hạn là 6-7 năm, đảm bảo nhanh chóng việc khai thác. Hơn nữa, còn có loại rừng 10 năm sau thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế rất cao có thể gấp 3-4 lần rừng ngắn hạn. Việc hưởng lợi từ khai thác rừng nếu do doanh nghiệp tự đầu tư trồng rừng từ đầu tư vốn mua giống, trồng rừng, chăm sóc và phát triển rừng, v.v… thì chính doanh nghiệp đó sẽ được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản. Nhưng sau đó, doanh nghiệp trồng rừng phải trồng lại rừng ngày trong vụ trồng kế tiếp hoặc sẽ tái sinh rừng.[11] Có nghĩa là phải “Khai thác đến đâu, trồng rừng đến đó”, đảm bảo không để trống rừng, luôn lập kế hoạch trồng rừng liên tục.

Nhưng thực trạng vẫn có nhiều doanh nghiệp trồng rừng xin bằng được đất rừng nhưng lại bỏ hoang rừng, không trồng rừng, khi được báo cáo vi phạm thì lại đòi giữ đất, chưa triển khai vì nhiều lý do. Thậm chí còn dẫn tới mất rừng, gây thiệt hại tài nguyên rừng, xây dựng không phép các công trình. Nhiều địa phương đã báo cáo nhiều trường hợp vi phạm như tại tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên,  Bắc Kạn, v.v…[12]

Nguyên nhân là các dự án đầu tư được cho là không sát thực tế, không đủ năng lực cả về tài chính lẫn năng lực quản lý, vẽ các dự án quy mô lớn nhưng hiện thực lại không thể đáp ứng, gây lãng phí, thậm chí phá hoại và có hành vi vi phạm pháp luật.

Do đó, các chủ rừng là doanh nghiệp nếu có sai phạm sẽ bị thu hồi rừng khi có các hành vi sau:[13]

– Sử dụng không đúng mục đích, cố ý khôn thực hiện nghĩa vụ, vi phạm nghiêm trọng quy định về lâm nghiệp;

– Không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

– Các trường hợp thu hồi khác theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, nếu gây thiệt hại mất rừng, phá rừng, xâm hại tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, v.v… thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Nhận thấy, các doanh nghiệp trồng rừng dù đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án, cấp phép, cho thuê đất rừng nhưng công tác quản lý các doanh nghiệp này vẫn còn nhiều lỏng lẻo. Thậm chí, các doanh nghiệp trồng rừng cũng chưa có chính sách quản lý hợp lý, tập trung đầu tư gây ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng rừng, gây lãng phí, nặng hơn là hủy hoại tài nguyên rừng. Vì thế, các doanh nghiệp trồng rừng cần phải có những hướng đi đúng đắn, có kế hoạch dự án phù hợp với tiềm lực của mình, tuân thủ và tôn trọng các quy định pháp luật về lâm nghiệp, đặt mục tiêu bảo vệ rừng lên hàng đầu. Điều đó không chỉ bảo vệ của hệ sinh thái rừng mà việc hoạch định kế hoạch hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp, tạo nguồn động lực phát triển ngành gỗ Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Thủ tục giao thuê đất rừng cho doanh nghiệp”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017, Là doanh nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.

[2] Điều 17 Luật Lâm nghiệp 2017

[3] Điều 2.1 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, Điều 56.1 Luật Đất đai 2013

[4] Điều 54, 55 Luật Đất đai 2013

[5] Điều 135.2.b Luật Đất đai 2013

[6] Mẫu 02, Phụ lục II Nghị định 156/2018/NĐ-CP

[7] Điều 37, 38 Nghị định 156/2018/NĐ-CP

[8] Điều 8.9, 10, 11 Luật Lâm nghiệp 2017

[9] Tham khảo thêm các quyền và nghĩa vụ tại Điều 73, 74, 79, 80 Luật Lâm nghiệp 2017

[10] Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017

[11] Điều 29 Luật Lâm nghiệp 2017

[12] Tham khảo từ “Vỡ mộng giao rừng cho doanh nghiệp” Báo Tiền Phong, “Doanh nghiệp đầu tư trồng rừng” Xin bằng được rồi để đấy” Bắc Kạn Online

[13] Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Nhà Đất
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*