Thủ tục đăng ký thường trú

Thủ tục đăng ký thường trú

Thủ tục đăng ký thường trú

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới công nghệ, số hóa. Việt Nam đang dần thích nghi trong việc ứng dụng nền tảng công nghệ vào lĩnh vực pháp luật. Một điểm mới nổi bật trong cách thức quản lý dân cư là quản lý nơi cư trú của nhân dân bằng dữ liệu số được thấy rõ nét trong Luật Cư trú 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2021) thay thế Luật Cư trú sửa đổi năm 2013[1] (sau đây gọi tắt là Luật Cư trú 2013).

Cùng Luật Nghiệp Thành điểm qua một số quy định thủ tục đăng ký thường trú trong Luật Cư trú 2020 nhé!

  1. Đăng ký thường trú là gì?

Nơi thường trú là gì? Nơi thường trú là nơi bạn trú ngụ thường xuyên và thường không có thời hạn, nơi mà bạn ở ổn định và lâu dài trong suốt một thời gian có thể là từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, hoặc nơi mà bạn sẽ sinh sống cùng chồng, người thân trong gia đình (cô, chú, bác, ba, mẹ,…), hoặc là ba mẹ nuôi,…Tuy nhiên, để pháp luật thừa nhận bạn đang có nơi thường trú thì bạn phải có sổ hộ khẩu.

Như vậy, đăng ký thường trú là việc bạn thực hiện thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu.

  1. Thủ tục đăng ký thường trú (Hay hiểu là thủ tục để có sổ hộ khẩu)

Bước 1: bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thường trú[2] theo hướng dẫn:

  1. Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, và ghi rõ ý kiến đồng ý của những người bạn “cùng chung hộ khẩu” (trừ trường hợp chỗ ở đó là của bạn).
  2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp:

2.1. TH1: thuộc sở hữu của mình thì cần giấy tờ nhà đất của mình.

2.2. TH2: thuộc người nhân thân thì cần giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân.

2.3. TH3: thuộc chủ trọ thì cần hợp đồng cho thuê, mướn, ở nhờ giữa hai bên và giấy tờ chứng minh đủ diện tích 8 m2 sàn/người.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

2.4. Các TH khác: đối với trẻ mồ côi, người già neo đơn cần văn bản đề nghị giúp đỡ của người đứng đầu cơ sở xã hội; đối với người sống trên phương tiện lưu động thì cần văn bản xác nhận của UBND xã xác nhận phương tiện đó bạn đang sử dụng là để ở; đối với trường hợp bạn sống ở chùa chiền, nhà thờ thì cần có văn bản của UBND cấp xã xác định chỗ bạn ở là nhà ở.

Như vậy, so với Luật Cư trú 2013, Luật Cư trú 2020 quy định các loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký thủ tục thường trú không còn phức tạp nữa. Không còn yêu cầu các loại giấy[3] như phiếu báo thay đổi hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu,… Mà chỉ yêu cầu (i) tờ khai thông tin thay đổi cư trú; (ii) các tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Bước 2: Đến Công an cấp huyện/thành phố để đăng ký thường trú. Lưu ý thời gian làm việc là từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày lễ, tết nghỉ). Thời gian cần xử lý và cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của bạn là 7 ngày nếu hồ sơ chuẩn bị đúng yêu cầu[4] .

Bước 3: Đến nhận thông báo về việc điều chỉnh thông tin theo thời gian được ghi trên phiếu nhận hồ sơ. Khi đi nhớ đem theo tiền để đóng lệ phí.

Theo Luật Cư trú 2020, không còn sổ hộ khẩu và sổ tạm trú bằng giấy[5]. Thay vào đó, các thông tin về hộ khẩu được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu về cư trú. Vì vậy, theo phiếu tiếp nhận hồ sơ được phát, bạn sẽ đến nhận thông báo về điều chỉnh thông tin chứ không phải đến nhận sổ hộ khẩu như trước đây.

Bạn nhớ nhé, phải đủ 2 điều kiện để đăng ký thường trú thì mới có thể đăng ký thường trú. Chúc bạn đăng ký thủ tục thường trú thành công!

Xem thêm Điều kiện để đăng ký thường trú tại đây.

  1. Sổ hộ khẩu trước đây có còn hiệu lực?

Thứ nhất, sổ hộ khẩu giấy đã được cấp trước ngày 01/07/2021 vẫn còn hiệu lực đến ngày 31/12/2022[6]. Như vậy, thời gian chậm nhất bạn cần phải cập nhật sổ hộ khẩu mới (cập nhật Cơ sở dữ liệu về cư trú) là trước ngày 23/12/2022.

Thứ hai, khi bạn thực hiện thủ tục cập nhật Cơ sở dữ liệu về cư trú, sổ hộ khẩu của bạn sẽ được thu hồi[7]. Từ 1/1/2023, sẽ không còn sổ hộ khẩu giấy có giá trị pháp lý nữa.

Thứ ba, sau ngày 1/7/2021, khi bạn mất sổ hộ khẩu giấy, hoặc muốn thay đổi thông tin trên sổ hộ khẩu, bạn vẫn đến đăng ký thủ tục mất, điều chỉnh thông tin về cư trú như bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ không được cấp mới sổ hộ khẩu như trước đây và bị thu hồi sổ cũ, mà chỉ được cập nhật mới trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục đăng ký thường trú”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú 2006

[2] Điều 21 Luật Cư trú 2020

[3] Khoản 2, Điều 21 Luật Cư trú 2013

[4] Khoản 3, Điều 22 Luật Cư trú 2020

[5] Khoản 3, Điều 26 Luật Cư trú 2020

[6] Khoản 3, Điều 37 Luật Cư trú 2020

[7] Khoản 3, Điều 37 Luật Cư trú 2020

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*