Thư mời thử việc

Thư mời thử việc

Thư mời thử việc

Hiện nay các doanh nghiệp khi tuyển nhân viên mới vào làm việc thường yêu cầu một khoản thời gian thử việc trước khi tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Mục đích của việc này nhằm kiểm tra xem người lao động có đáp ứng được yêu cầu công việc của công ty không. Đối với người lao động cũng có thể xem công việc và môi trường làm việc có phù hợp với mình hay không trước khi 2 bên tiến hành ký hợp đồng chính thức. Về hình thức ta có hợp đồng thử việc và một dạng khác đó là thư mời thử việc.

Pháp luật lao động cho phép nhưng khi thử việc phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

Về thời gian thử việc: đối với công việc yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc tối đa 60 ngày, từ trung cấp thì thời gian thử việc tối đa không quá 30 ngày, công việc khác tối đa 3 ngày[1].

Về hình thức thử việc:

Hai bên có thể ký kết hợp đồng thử việc quy định rõ thời gian thử việc, nội dung công việc, mức lương trong thời gian thử việc.Trong thời gian thử việc hai bên có thể đơn phương chấm dứt việc này mà không cần phải thông báo trước cho bên còn lại. Trường hợp người lao động đã làm hết thời gian thử việc thì doanh nghiệp phải thông báo trước ít nhất 3 ngày cho người lao động biết kết quả thử việc[2].

Document

Nhưng có một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài thường sử dụng thư mời thử việc thay cho hợp đồng thử việc. Mặc dù pháp luật lao động không có khái niệm “thư mời thử việc” nhưng nếu thư mời thử việc có đủ các thông tin tối thiểu mà hợp đồng thử việc phải có vừa nêu bên trên. Và người lao động có thể hiện sự chấp thuận nội dung thử việc thì thư mời thử việc có thể được xem là một dạng của hợp đồng thử việc. Nên các doanh nghiệp khi sử dụng “thư mời thử việc” cũng cần lưu ý thực hiện giống như hợp đồng thử việc để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp.

Trường hợp khi kết thúc thời gian thử việc trong thư mời mà doanh nghiệp không tiến hành thông báo kết quả làm việc cho người lao động biết. Người lao động vẫn tiếp tục làm việc và được trả lương bình thường thì mặt dù 2 bên vẫn chưa ký kết hợp đồng lao động nhưng vẫn tồn tại mối quan hệ lao động giữa 2 bên. Trong trường hợp này khi doanh nghiệp muốn cho người lao động thôi việc. Căn cứ vào thỏa thuận trong thư mời sau khi kết thúc thời gian thử việc sẽ ký loại hợp đồng gì để tiến hành thông báo trước theo quy định đối với loại hợp đồng lao động[3].

Đã có nhiều trường hợp khi hết thời gian thử việc mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc. Sau đó doanh nghiệp mới thông báo kết quả thử việc không đạt yêu cầu tiến hành chấm dứt thư mời thử việc với người lao động và bị người lao động khởi kiện. Những trường hợp này Tòa án sẽ căn cứ vào việc người lao động sau khi hết thời gian thử việc vẫn tiếp tục làm việc, được trả lương, các giấy tờ khác như thẻ chấm công, thẻ nhân viên,… Tùy vào từng trường hợp sẽ có kết quả xử lý khác nhau nhưng thường theo hướng có lợi cho người lao động. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng do không ký hợp đồng lao động với người lao động[4], bồi thường cho người lao động nếu chấm dứt trái luật và phải tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thư mời thử việc”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn bài viết: Tổng hợp

Cập nhật, bổ sung: ngày 20/10/2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 10/02/2022

[1] Điều 25 Bộ luật lao động 2019

[2] Điều 27 Bộ luật lao động 2019

[3] Điều 36.2 Bộ luật lao động 2019

[4] Điều 10.2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*