Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động

Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động

Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động. Tranh chấp lao động là một trong những loại tranh chấp diễn ra khá thường xuyên và phổ biến hiện nay. Phát sinh tranh chấp chủ yếu là giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động. Thông thường các tranh chấp xảy ra bao quát tất cả các lĩnh vực trong luật lao động về tranh chấp BHXH, tiền lương, điều chuyển công việc, xử lý kỷ luật…mà hầu hết là do người lao động yêu cầu đòi quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, người lao động cũng phải biết rằng cái gì nên kiện và cái gì không nên kiện. Chẳng hạn như có một vụ án thực tế sau đây:

Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động

Tình huống: Nguyên đơn (NĐ) là ông A kiện công ty là bị đơn (BĐ) là công ty B đòi yêu cầu trả tiền làm tăng ca trong 3 năm làm việc cho đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động là ngày 15/1/2016. Đến 3/11/2016 (sau khi chấm dứt HĐLĐ khoảng hơn 11 tháng) thì NĐ A mới kiện ra tòa giải quyết tranh chấp. Sau khi xét xử, tòa án đã bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn với lý do là “đã hết thời hiệu khởi kiện”.Vậy thời hiệu khởi kiện ở đây được quy định như thế nào?

Theo quy định mới nhất hiện nay, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là sáu tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp là một năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm[1]. Về luật thì phán xét của Tòa án là đúng bởi vì nếu BĐ công ty B không trả tiền tăng ca cho ông A trong suốt 3 năm thì ông A đáng lẽ phải khởi kiện bảo vệ quyền lợi của mình kể từ khi mới bắt đầu xảy ra vi phạm là thời điểm A làm tăng ca như B không trả lương. Nhưng mãi đến hơn 1 năm sau ông A mới khởi kiện đòi BĐ công ty B trả khoản này thì đã quá thời gian được quyền khởi kiện nên không được tòa án xem xét[2]. Thực tế, một người lao động bình thường thì họ chỉ biết về kiến thức phục vụ công việc của mình, không có hoặc rất ít người lao động hiểu các quy định của luật lao động và cũng không có ai tư vấn cho họ về những kiến thức này. Do đó, họ không thể biết được là phải khởi kiện trong thời hạn bao lâu để không bị mất quyền lợi của mình.

Thông qua tình huống thực tế nêu trên, cho thấy rằng tuy chỉ là một quy định nhỏ trong BLLĐ nhưng nó cũng là một yếu tố xem xét yêu cầu khởi kiện tranh chấp lao động là hợp lý hay không. Nếu như không hợp lý vì thời hiệu khởi kiện đã hết, ngoài việc không giải quyết được yêu cầu của chính mình mà người khởi kiện còn có thể chịu án phí đối với yêu cầu không hợp lý này nữa.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Vậy có cách nào để tăng khả năng hiểu biết luật của người lao động hơn? Trong các chương trình, các cuộc họp công đoàn ở doanh nghiệp, các buổi hội thảo về pháp luật lao động thì người lao động có thể tham gia bổ sung kiến thức  pháp luật lao động cho chính mình. Ngoài ra, nếu có tranh chấp thì cũng nên tham khảo ý kiến của những người biết và hiểu luật để tránh mất thời gian, tiền án phí và mất cơ hội đòi tiền vì yêu cầu không hợp lý này.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Thời hiệu giải quyết tranh chấp hợp đồng”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Ngày cập nhập, bổ sung: 22.10.2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 190 BLLĐ 2019

[2] Điều 190.3 BLLĐ 2019

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*