Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Trong thời kỳ thai sản cho đến khi sinh con, cơ thể NLĐ nữ cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi và cần sự theo dõi và chăm sóc đặc biệt. NLĐ nữ tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng quyền lợi thai sản nếu đóng đủ 06 tháng trở lên và trong 12 tháng liền kề trước khi sinh con. Điều kiện về số tháng đóng BHXH với các trường hợp nghỉ việc dưỡng thai, điều trị vô sinh đối với NLĐ nữ sinh con được đề cập cụ thể tại bài viết “Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản”, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết.
Tại bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ tổng hợp nội dung về thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà NLĐ được hưởng là gì?
1.1 Lao động nữ (i)
– LĐ nữ sinh con sẽ có thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản, cụ thể: Trước và sau sinh con là 06 tháng nhưng thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.[1]
* Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con thì người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Ví dụ: Chị A là lao động nữ có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, chị A sinh 03 nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của chị A là 06 tháng và 02 tháng (02 con- từ con sinh đôi thứ hai). Tổng cộng chị A được nghỉ thai sản là 08 tháng.
– NLĐ nữ được trở lại làm việc nếu trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như trên. Trong khoảng thời gian đó, NLĐ vẫn được hưởng tiền lương tương ứng những ngày làm việc và được hưởng trợ cấp thai sản. Và trong thời gian trở lại làm việc, NLĐ và NSDLĐ phải đóng BHXH bắt buộc.
1.2 Lao động nam: Phải đang tham gia BHXH bắt buộc thì mới được hưởng chế độ thai sản như sau:[2]
Trong các khoảng thời gian nghỉ tương ứng trường hợp tại bảng trên và có thể nghỉ nhiều lần nhưng phải trong khoảng thời gian 60 ngày kể từ ngày vợ sinh con.[3]
1.3. Trường hợp đặc biệt[4] (ii)
* Chú ý:
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và trợ cấp một lần khi sinh con vẫn tính theo số thai bao gồm cả con sống, con chết và thai chết khi LĐ nữ mang thai đôi trở lên mà có thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ;[5] (iii)
– Khi lao động nữ sinh con, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian đóng BHXH bắt buộc, nhưng NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH trong thời gian này.[6] Nội dung này cũng áp dụng nếu thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
– Ngày lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần cũng được tính trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tại các mục (i), (ii), (iii)[7]
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Linh Chi
Người duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 53.1 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Điều 139.1 Bộ luật Lao động 2019
[2] Điều 53.2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[3] Điều 53.3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[4] Điều 53.5, 53.7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[5] Điều 53.4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[6] Điều 53.8 Luật Bảo hiểm xã hội 2024
[7] Điều 53.9 Luật Bảo hiểm xã hội 2024