Thành lập công ty phần mềm

Thành lập công ty phần mềm

Thành lập công ty phần mềm

Trong những năm gần đây, dưới với sự tác động mạnh mẽ của các mạng công nghệ 4.0 cùng với các chính sách đổi mới về kinh tế kịp thời, hiệu quả và sâu sát của Nhà nước ta, công nghệ thông tin,  nổi trội là công nghệ phần mềm đã vươn lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và trở thành một trong những lĩnh vực giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và khoa học kỹ thuật nói riêng.

Thành lập công ty phần mềm

Điển hình, các công ty kinh doanh phần mềm thành lập ngày một nhiều và chiếm tỷ trọng khá lớn, một số còn để lại dấu ấn trên thị trường phần mềm thế giới về thương hiệu cũng như chất lượng phần mềm, tiêu biểu như: công ty TNHH phần mềm FPT (FSoft); công ty tin học Tường Minh, công ty TNHH Lưỡng Toàn Rạng Công (Logigear Vietnam), …đã đóng góp không nhỏ trong cơ cấu GDP, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Để thành lập công ty phần mềm, trước tiên cần phải đáp ứng và tuân thủ các quy định chung của pháp luật hiện hành từ việc đặt tên, đặt địa chỉ trụ sở công ty, các vấn đề liên quan đến người đại diện pháp luật, cho đến việc đưa ra mức vốn pháp định thế nào cho hợp lý…  Bạn đọc có thể tham khảo, thông qua bài viết “Những điều cần biết khi thành lập công ty TNHHH 2 thành viên trở lên, áp dụng cho cả loại hình công ty cổ phần. Tuy nhiên, điểm lưu ý về vốn điều lệ là công ty phần mềm không yêu cầu mức vốn tối thiểu.

Sau khi đã thỏa mãn các điều kiện chung, doanh nghiệp có thể tiến hành lựa chọn mã ngành phù hợp với công ty phần mềm của mình theo hệ thống mã ngành kinh tế cấp 4 như sau: [1]

  • Xuất bản phần mềm (mã ngành: 5820);
  • Lập trình máy vi tính (mã ngành: 6201);
  • Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính (mã ngành: 6202);
  • Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính (mã ngành: 6209);
  • Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan (mã ngành: 6311) ;
  • Cổng thông tin (mã ngành: 6312);
  • Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu (mã ngành 6399).
  • Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh (mã ngành: 4311);

Việc đăng ký thành lập công ty phần mềm được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại Sở Kế Hoạch Đầu tư công ty đóng trụ sở

Document

Hồ sơ bao gồm:  [2]

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (theo mẫu);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH và danh sách cổ đông đối với CTCP ;
  • Bản sao giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu thành viên công ty TNHH hoặc cổ đông CTCP hoặc bản sao quyết định kinh doanh đối với tổ chức;
  • Giấy ủy quyền và tờ khai thông tin của người nộp hồ sơ.

Sau thời hạn 03 ngày làm việc, doanh nghiệp có thể đến bộ phận trả kết quả hồ sơ nhận lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và làm con dấu tại cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Thực hiện các thủ tục sau thành lập công ty và các chính sách ưu đãi về thuế:

  • Lập hồ sơ đăng ký thuế môn bài ban đầu tại cơ quan Thuế công ty đóng trụ sở và nộp phí môn bài trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm được cấp GCNĐKKD; [3]
  • Đăng ký hóa đơn, phát hành hóa đơn điện tử, chữ ký số;
  • Song với đó là mở tài khoản ngân hàng, làm bảng hiệu và niêm yết bảng hiệu công ty, đăng ký mã số thuế cho người lao động.

+ Chính sách ưu đãi về thuế:

  • Về đăng ký phương pháp tính thuế GTGT, công ty kinh doanh phần mềm máy tính bao gồm các sản phầm phần mềm theo quy định pháp luật không cần phải đăng ký thuế phương pháp tính thuế GTGT.Vì không thuộc đối tượng chịu thuế.[4]
  • Lợi thế nữa trong 4 năm đầu hoạt động, công ty phần mềm (sản xuất phần mềm) được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 100%, và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.[5]
  • Song với đó, trong thời hạn 15 năm, công ty phần mềm còn được mức thuế thu nhập doanh nghiệp  ưu đãi 10% khi thực hiện các dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực trong đó có sản xuất phần mềm. [6]

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về thành lập công ty phần mềm.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Quyết định ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

[2] Điều 10 và Điều 22 Nghị định 78/2015 Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.

[3] Điều 5.1 Nghị định 139/2016-NĐ-CP Nghị định quy định về lệ phí mộn bài.

[4] Điều 4.21 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

[5] Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC.

[6] Điều 19.1b Thông tư 68/2014/TT-BTC.

 

Document
Categories: Công Nghệ

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*