Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn

Đối với các cặp vợ chồng quyết định ly hôn mà đã có con chung thì ai là người có quyền nuôi con là một trong những tranh chấp phổ biến trong các vụ án ly hôn. Theo đó, tuỳ vào độ tuổi của con chung mà pháp luật sẽ có quy định khác nhau. Đặc biệt, đối với con dưới 36 tháng tuổi cũng sẽ có những quy định phù hợp để đảm bảo lợi ích của con. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, hãy cùng tham khảo bài tư vấn của Luật Nghiệp Thành.

1.Ai là người có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?[1]

Theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình, mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Tuy nhiên, người cha cũng được phép có quyền nuôi con. Đó là khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Hoặc cha mẹ đã thoả thuận rõ ràng với nhau người cha là người nuôi con và cả hai nhất trí thoả thuận đó là phù hợp với lợi ích của con.[2]

Về vấn đề người mẹ không đủ đáp ứng đủ điều kiện để có quyền nuôi con, cụ thể là người mẹ không đáp ứng nhu cầu về tài chính như có thu nhập ổn định, chỗ ở cố định, thời gian chăm sóc sau khi kết thúc công việc, môi trường sống để nuôi dưỡng và giáo dục con. Bên cạnh đó, cũng xem xét các vấn đề như liệu nhân thân, lối sống người mẹ có lành mạnh cho con hay không, liệu trước đó đã có các hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đối với con mình hay chưa.[3]

2.Có thể yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn không?[4]

Điều đó là có thể, người cha/mẹ sau khi đã được Toà án quyết định bên kia có quyền nuôi con vẫn được quyền yêu cầu Toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Ngoài ra, những đối tượng sau cũng có quyền yêu cầu Toà án, bao gồm người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ. Các tổ chức này chỉ yêu cầu khi dựa trên cơ sở lợi ích của người con.

Dựa theo yêu cầu của các bên, Toà án sẽ căn cứ một trong các vấn đề sau để quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Thứ nhất, cha mẹ đã có thoả thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thoả thuận sẽ luôn được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề dân sự, cho nên đối với lĩnh vực hôn nhân gia đình thì điều đó cũng không phải là ngoại lệ. Vì các bên đã thống nhất nên đây được xem là một trong những căn cứ để Toà án ra quyết định thay đổi.

Thứ hai, người đang trực tiếp nuôi con không có đủ điều kiện

Các điều kiện đó cũng tương tự như với việc xác định người mẹ có được nuôi con dưới 36 tháng tuổi hay không, bao gồm điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như tại mục 1 đã đề cập.

3.Nếu như cả cha và mẹ đều không có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con?

Về vấn đề này, nếu xem xét thấy cả hai đều không đủ điều kiện để nuôi con thì Toà án sẽ quyết định giao cho người giám hộ trực tiếp chăm sóc.[5] Cá nhân có đủ điều kiện theo quy định Bộ luật Dân sự thì mới được phép làm người giám hộ, như là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt, các điều kiện cần thiết của một người giám hộ; không bị truy cứu TNHS hoặc bị kết án, v.v..; không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.[6]

Theo đó, để xác định ai là người giám hộ thì đầu tiên sẽ xác định người giám hộ đương nhiên của con.

Cụ thể là:[7]

– Đầu tiên là anh chị ruột (xác định từ anh/chị cả rồi đến anh/chị tiếp theo).

– Nếu không có anh chị ruột thì sẽ là ông, bà nội/ngoại.

– Nếu không có ông,bà nội/ngoại thì sẽ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột.

Chỉ khi không có người giám hộ đương nhiên nào thì mới cử người giám hộ khác và đều phải lập thành văn bản rõ ràng.[8]

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

 

 

 

[1] Điều 81.3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[2] Điều 81.3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[3] Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[4] Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[5] Điều 84.4 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[6] Điều 46, 49 Bộ luật Dân sự 2015

[7] Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015

[8] Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015

Document
Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*