Quyền lợi làm việc và tạm trú với nhà đầu tư góp vốn từ 03 tỷ đồng
Quyền lợi làm việc và tạm trú với nhà đầu tư góp vốn từ 03 tỷ đồng
Trong quá trình hội nhập hóa quốc tế, Việt Nam luôn được xem là thị trường được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, như ngành du lịch, thực phẩm, thương mại, sản xuất phim ảnh,…. Số vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào các tổ chức, doanh nghiệp, công ty sẽ tương ứng với quyền lợi và thời hạn tạm trú của họ ở Việt Nam. Như vậy, đối với số vốn góp từ 03 tỷ đồng trở lên, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có quyền lợi gì và thời hạn tạm trú ở Việt Nam là bao lâu? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật Nghiệp Thành.
Giấy phép lao động là gì?
Giấy phép lao động là văn bản mà Nhà nước cho phép người lao động nước ngoài tạm trú và làm việc hợp pháp tại Việt Nam trong thời hạn không quá 2 năm. Tuy nhiên không phải tất cả nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đều thuộc diện cấp Giấy phép lao động, theo đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thuộc diện cấp Giấy phép lao động nếu họ là:[1]
– Chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn có vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên;
– Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần có vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên.
Bạn đọc tham khảo thêm: Thủ tục xác nhận miễn giấy phép lao động đối với người nước ngoài
Như vậy, đối với giá trị số vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên, nhà đầu tư sẽ không cần cấp Giấy phép lao động. Thay vào đó, nhà đầu tư để ở lại làm việc tại Việt Nam sẽ thực hiện thủ tục cấp thị thực hay còn gọi là cấp thẻ tạm trú cho nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là visa đầu tư).
Kí hiệu | Nhà đầu tư nước ngoài hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài được cấp khi | Thời hạn thị thực[2] | Điều kiện[3] |
ĐT1 | – Có vốn góp giá trị từ 100 tỷ trở lên; – Hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư[4]; Ví dụ: sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô; khai thác hải sản; đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng. – Hoặc đầu tư vào địa bàn ưu đãi đầu tư[5]. Ví dụ: huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn; huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. | Không quá 5 năm | – Có hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ; – Đươc cơ quan, tổ chức tại Việt Nam mời, bảo lãnh trừ Trường hợp cấp theo thủ tục điện tử và trường hợp quy định tại Điều 17.3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài – Giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh gồm : Giấy phép kinh doanh/ Giấy phép chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận phần vốn góp vào công ty; Một số Giấy tờ, tài liệu chứng minh người ngoài đến Việt Nam theo diện đầu tư.
|
ĐT2 | – Có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ trở lên; – Hoặc đầu tư vào ngành nghề khuyến khích đầu tư. | Không quá 5 năm | |
ĐT3 | Có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đến dưới 50 tỷ | Không quá 3 năm | |
ĐT4 | Có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ | Không quá 12 tháng |
Tóm lại, đối với vốn góp từ 03 tỷ đồng trở lên, nhà đầu tư nước ngoài sẽ miễn Giấy phép lao động, nhưng được cấp thẻ tạm trú tương ứng với từng loại cũng như thời hạn ở lại Việt Nam. Ngược lại, nếu nhà đầu tư nước ngoài chỉ góp vốn dưới 03 tỷ đồng, thì thuộc diện ĐT4 và chỉ được tạm trú không quá 12 tháng. Để có thể tạm trú đầu tư 2 năm, thì nhà đầu tư phải thực hiện làm thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho nhà đầu tư có số vốn góp dưới 03 tỷ đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Quyền lợi làm việc và tạm trú với nhà đầu tư góp vốn từ 03 tỷ đồng”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Quách Gia Hy
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 7.1, Điều 7.2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP
[2] Điều 1.4.(đ) Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
[3] Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Điều 1.5.(b) Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
[4] Mục B Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP
[5] Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP