Quyền lợi khi đóng Bảo hiểm Xã hội vượt 20 năm

Quyền lợi khi đóng Bảo hiểm Xã hội vượt 20 năm

Quyền lợi khi đóng Bảo hiểm Xã hội vượt 20 năm

Nếu đi làm và có đóng bảo hiểm từ sớm, chưa đến 40 tuổi, nhiều người lao động đã có tối thiểu 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để hưởng lương hưu khi về già. Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là nếu người lao động tiếp tục đóng BHXH vượt 20 năm thì sẽ được giải quyết như thế nào? Để nắm rõ vấn đề này bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật Nghiệp Thành nhé.

Đã có 20 năm BHXH, tiếp tục đóng đến khi đủ tuổi nghỉ hưu người lao động được hưởng những quyền lợi sau đây:

Thứ nhất, được nhận trợ cấp thất nghiệp nếu chưa nhận lương hưu[1]

Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp.

* Lưu ý: Người lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Trợ cấp thất nghiệp được tính như sau[2]:

 

Mức trợ cấp thất nghiệp/tháng

 

=

 

Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp * 60%

 

 

Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính như sau[3]:

– Đóng đủ 12 – 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Hưởng 03 tháng trợ cấp.

Document

– Cứ đóng đủ thêm 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.

– Thời gian tối đa: 12 tháng.

Ví dụ: Mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của anh A là 10 triệu đồng. Anh này có 30 tháng đóng bảo hiểm. Khi nghỉ việc, anh A được hưởng 03 tháng trợ cấp với số tiền như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp/tháng = 10 triệu đồng * 60% = 6 triệu đồng/tháng.

Thứ hai, được hưởng lương hưu với mức cao[4]

Lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng * Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

 

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:

– Đối với lao động nam:

+ Đóng BHXH đủ 20 năm được hưởng tỷ lệ 45%

+ Cứ thêm mỗi năm: Tính thêm 2%

+ Mức hưởng tối đa = 75%

– Đối với lao động nữ:

+ Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%

+ Cứ thêm mỗi năm: Tính thêm 2%

+ Mức hưởng tối đa = 75%

Như vậy, càng đóng BHXH nhiều năm thì mức hưởng lương hưu khi về già của người lao động lại càng cao nhưng có giới hạn tối đa là 75%

Thứ ba, người lao động được nhận trợ cấp 1 lần khi về hưu nếu đóng BHXH vượt quá số năm được tính hưởng tỷ lệ 75%[5]

– Đối với lao động nữ: Đóng BHXH trên 30 năm

– Đối với lao động nam: Đóng BHXH trên 35 năm

Mức hưởng được tính như sau:[6]

Mức hưởng của nữ

=

(Số năm đóng BHXH – 30) * 0,5 * Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

 

 

Mức hưởng của nam

=

(Số năm đóng BHXH – 35) * 0,5 * Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

 

Bạn đọc tham khảo: Tăng mức lương hưu trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01/01/2022

Bạn đọc tham khảo: Quyền lợi về BHXH của bệnh nhân ung thư

Trên đây là toàn bộ bài viết về “Quyền lợi khi đóng Bảo hiểm Xã hội vượt 20 năm”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 49.2 Luật Việc làm 2013

[2] Điều 50.1 Luật Việc làm 2013

[3] Điều 50.2 Luật Việc làm 2013

[4] Điều 56.2 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014

[5] Điều 58.1 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014

[6] Điều 58, Điều 75 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*