Quyền lợi của người lao động có bị ảnh hưởng khi tham gia thỏa thuận bảo mật thông tin?
Quyền lợi của người lao động có bị ảnh hưởng khi tham gia thỏa thuận bảo mật thông tin?
Tình huống:
Giữa công ty và tôi có ký thỏa thuận bảo mật thông tin trong 01 bản cam kết nhưng bản cam kết này không đính kèm với hợp đồng lao động. Trong đó nêu:
“Người lao động trong vòng 01 năm kể từ ngày nghỉ việc không được làm những công việc có tính chất cạnh tranh với lĩnh vực hoạt động của công ty.
Nếu vi phạm thì sẽ chịu trách nhiệm trước công ty, pháp luật và phải bồi thường thiệt hại, tổn thất đã gây ra cho công ty.”
Như vậy, thỏa thuận trên có ảnh hưởng đến quyền lợi của tôi không? Và tôi phải làm gì nếu quyền lợi của tôi bị ảnh hưởng?
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho Luật Nghiệp Thành, chúng tôi có thể giải đáp như sau:
Thỏa thuận bảo mật thông tin là gì?
Thỏa thuận bảo mật thông tin là một dạng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ), trong đó NLĐ cam kết không tiết lộ các bí mật, thông tin kinh doanh với bất kỳ ai nếu không được sự đồng ý của NSDLĐ. Mục đích của thỏa thuận này là nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh, lợi thế về thương mại có tính độc quyền… mà NSDLĐ đã bỏ công sức và chi phí để xây dựng[1].
Doanh nghiệp có quyền thỏa thuận bảo mật thông tin với người lao động không?
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về điều khoản bảo mật thông tin liên quan bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp[2]. Như vậy, việc doanh nghiệp thỏa thuận về bảo mật thông tin với người lao động là phù hợp với quy định pháp luật.
Quyền lợi của người lao động có bị ảnh hưởng khi tham gia ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin?
Khi NLĐ tham gia ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin sẽ làm phát sinh nghĩa vụ cam kết bảo mật thông tin cho doanh nghiệp. Theo đó, khi NLĐ nghỉ việc sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ theo thỏa thuận bảo mật thông tin đã ký. Thông thường sẽ bị hạn chế quyền làm việc trong một khoảng thời gian và địa điểm nhất định theo thỏa thuận. Và NLĐ sẽ phải bồi thường nếu vi phạm thỏa thuận này.
Hiện nay, quy định thỏa thuận bảo mật thông tin giữa doanh nghiệp và NLĐ vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết. Chính vì vậy, trên thực tế rất dễ làm phát sinh tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp. Để bảo đảm quyền lợi của mình, NLĐ cần cẩn trọng khi ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin với doanh nghiệp. Cần phải thương lượng rõ nội dung, thời gian cũng như phạm vi bảo mật và nên sẵn sàng từ chối ký thỏa thuận bảo mật nếu cảm thấy quyền lợi của mình không được đảm bảo.
Trong tình huống trên, NLĐ nên thỏa thuận rõ những công việc như thế nào là công việc có tính chất cạnh tranh với lĩnh vực hoạt động cũng như doanh nghiệp nào là đối thủ cạnh tranh của công ty để có thể dễ dàng thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi của mình khi phát sinh tranh chấp. Bên cạnh đó, NLĐ nên thỏa thuận thêm những lợi ích khi thực hiện nghĩa vụ cam kết trong thỏa thuận bảo mật thông tin và yêu cầu bản cam kết này gắn liền với hợp đồng lao động.
Trên đây là những nội dung tư vấn về “Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động”.
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chung tôi lan tỏa tri thức cho cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Lê Tiến Thành
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiể duyệt: Luật sư Thuận
[1] Mai Chi (2018) – “Cẩn trọng với thỏa thuận bảo mật” – Báo người lao động:
[2] Điều 21.2 Bộ luật lao động 2019
LS mà ko phân biệt nổi NDA và NCA để hỏi 1 đằng, tư vấn 1 nẻo
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đóng góp ý cho bài viết chia sẻ của Luật Nghiệp Thành. Chúng tôi ghi nhận ý kiến của bạn và xem xét chỉnh sửa bài viết để phù hợp hơn.