Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Phí bảo vệ môi trường với nước thải là khoản phí mà mỗi tổ chức, cá nhân thuộc diện theo quy định đều phải đóng. Đúng với tên gọi, loại phí này được thu nhằm mục đích bảo vệ môi trường mà cụ thể trong trường hợp này là môi trường nước. Đây là loại môi trường dễ bị tổn thương và khó khắc phục nếu ô nhiễm, còn gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho các loài sinh vật. Phí bảo vệ môi trường được tính dựa vào lưu lượng nước thải bình quân hoặc lượng nước sạch[1]. Tùy theo nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp. Điều đó còn tùy vào đối tượng sử dụng thuộc diện nào? Và bắt đầu từ ngày 01/7/2020, đã có những thay đổi và bổ sung quy định về các trường hợp miễn phí bảo vệ môi trường và các đối tượng chịu phí. Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu vấn đề trên, cụ thể như sau:

Đối tượng chịu phí[2]

– Gồm có nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

Thứ nhất, nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở[3] của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bao gồm:

Sản xuất chế biến nông, lâm, thủy sản; thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc láCơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại; giết mổ gia súc, gia cầmSơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu, xử lý chất thải.
Nuôi trồng thủy sản[4]Hóa chất cơ bản, phân bón, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng.
Sản xuất thủ công nghiệp tại các làng nghềNhà máy cấp nước sạch, nhà máy điện.
Thuộc da, tái chế da, dệt, nhuộm, may mặcHệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu đô thị.
Khai thác, chế biến khoáng sảnHệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cảng cá, khu công nghệ cao và các khu khác.
Sản xuất giấy, bột giấy, nhựa, cao su; linh kiện, thiết bị điện, điện tửCơ sở sản xuất, chế biến khác có phát sinh nước thải từ hoạt động sản xuất, chế biến.

Thứ hai, nước thải sinh hoạt từ các hoạt động:

+ Hộ gia đình, cá nhân.

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác.

+ Cơ sở rửa ô tô, xe máy; sửa chữa xe ô tô, xe máy.

+ Cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo nghiên cứu.

+ Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác mà không thuộc nước thải công nghiệp.

Trường hợp được miễn phí[5]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện

– Nước biển dùng trong hoạt động sản xuất muối xả ra

– Nước thải sinh hoạt của:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã và tại phường, thị trấn. Mà tại phường và thị trấn đó chưa có hệ thống cấp nước sạch.

+ Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn và đã có hệ thống cấp nước sạch, tự khai thác nước để sử dụng.

– Nước làm mát nhưng không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm và có đường thoát riêng. Nhưng nước làm mát là gì? Đó là nước được dùng để giải nhiệt cho các máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất.

– Nước thải từ nước mưa tự nhiên

– Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân

– Nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

  1. Thu phí[6]

– Đối với nước thải công nghiệp, việc thu phí bảo vệ môi trường sẽ do Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên và Môi trường thu.

– Với nước thải sinh hoạt,

+ Tổ chức cung cấp nước sạch sẽ thu phí của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng nước do các tổ chức này cấp. Đó là lý do khi sử dụng các dịch vụ này, tại hóa đơn tiền nước hàng tháng,  bên dưới tiền thuế GTGT sẽ luôn có kèm theo phí bảo vệ môi trường.

+ Nếu tự khai thác nước để sử dụng thì việc thu phí sẽ do Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thực hiện.

Chú ý:[7] Ngoài những người nộp phí là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng chịu phí thì:

– Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo cơ chế dịch vụ cũng là người nộp phí. Khi các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xả nước thải vào hệ thống này và có trả tiền dịch vụ.

– Các cơ sở xả nước thải công nghiệp sử dụng nước trong hoạt động sản xuất, chế biến mà nguồn nước từ các tổ chức cung cấp nước sạch cấp. Thì chủ cơ sở phải nộp phí bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, các cơ sở xả nước thải cần phải lưu ý vấn đề nộp phí bảo vệ môi trường. Việc nộp phí sẽ không là căn cứ nhằm xác nhận việc xả thải là hợp pháp. Các hành vi vi phạm các quy định về môi trường đều sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.[8]

Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết có nội dung liên quan Vi phạm đối với giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 6 Nghị định 53/2020

[2] Điều 2 Nghị định 53/2020

[3] Cơ sở được gọi chung từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến

[4] Thuộc diện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

[5] Điều 5 Nghị định 53/2020

[6] Điều 3 Nghị định 53/2020

[7] Điều 4 Nghị định 53/2020

[8] Điều 11.4 Nghị định 53/2020

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Môi Trường

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*