Phân biệt các loại hợp đồng làm việc

Phân biệt các loại hợp đồng làm việc

Phân biệt các loại hợp đồng làm việc

Trong công tác tuyển dụng của doanh nghiệp, tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp và thỏa thuận của DN và người được tuyển dụng mà hai bên sẽ cùng đồng thuận giao kết từng loại hợp đồng tương ứng với mục đích. Hiện nay, ngoài hợp đồng lao động, còn có các loại hợp đồng khác mà các bên có thể giao kết như Hợp đồng thử việc, Thỏa thuận thực tập, Hợp đồng cộng tác viên, Hợp đồng đào tạo nghề. Vậy các loại hợp đồng này có những đặc điểm gì? Nếu nắm bắt được đặc điểm và đối tượng giao kết giữa các loại hợp đồng thì Doanh nghiệp có thể lựa chọn chính xác loại hợp đồng cần giao kết.

Luật Nghiệp Thành sẽ làm rõ ở bài viết này.

 

1. Các loại hợp đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Document

 

Nội dung

Hợp đồng thử việcThỏa thuận thực tậpHợp đồng cộng tác (Hợp đồng dịch vụ)

Hợp đồng đào tạo nghề

Luật điều chỉnhBộ luật Lao độngLuật giáo dụcBộ luật Dân sựBộ luật Lao động, Luật giáo dục nghề nghiệp
Đối tượngMọi đối tượng đã tới độ tuổi lao độngSinh viên đang theo học tại Nhà trường trong chương trình thực tập tốt nghiệpMọi đối tượng đã tới độ tuổi lao độngMọi đối tượng đã tới độ tuổi lao động
Nội dung cơ bản của Hợp đồngNhư nội dung của Hợp đồng lao động có quy định rõ về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, quyền nghĩa vụ các bên, v.v..Thời gian thực tập, công việc, khoản trợ cấp (ăn, ở, đi lại, …), v.v…Dịch vụ cung cấp, quyền và nghĩa vụ các bên khi cung ứng dịch vụ, tiền dịch vụ, v.v…Nghề đào tạo, địa điểm, thời gian, tiền lương đào tạo, thời hạn cam kết phải làm việc sau đào tạo, chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
Thời hạnKhông quá 02 thángKhông quy định, theo thỏa thuận của các bênKhông quy định, theo thỏa thuận của các bênHọc nghề không quy định thời hạn tùy vào mục tiêu trình độ đào tạo nghề

Tập nghề không quá 03 tháng

Tiền lương[1]Ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đóThỏa thuậnThỏa thuậnThỏa thuận
Đóng BHXH[2]Không bắt buộcKhông bắt buộcKhông bắt buộcKhông bắt buộc

DN có thể hỗ trợ cho NLĐ và khoản hỗ trợ này được xem là chi phí đào tạo.

Đóng thuế TNCN[3]Theo Biểu thuế toàn phầnTheo Biểu thuế toàn phầnTheo Biểu thuế toàn phầnTheo biểu thuế toàn phần
Sau khi kết thúc hợp đồngNSDLĐ phải thông báo kết quả thử việc cho NLĐ

– Đạt yêu cầu: Giao kết HĐLĐ

– Không đạt yêu cầu: Chấm dứt HĐ Thử việc

Có thể giao kết tiếp Thỏa thuận thực tập hoặc tùy vào nhu cầu của NSDLĐ và năng lực NLĐ mà các bên có thể giao kết HĐ thử việc, HĐ Lao độngCó thể giao kết tiếp Hợp đồng cộng tác, việc ký tiếp HĐLĐ tùy vào thỏa thuận của các bênNếu đủ các điều kiện thì phải ký kết HĐLĐ

 

2. Đánh giá các loại Hợp đồng:

Đầu tiên, Hợp đồng thử việc là một loại hợp đồng làm tiền đề cho việc quyết định có giao kết HĐLĐ của NLĐ với NSDLĐ hay không dựa vào kết quả thử việc của NLĐ. Vì được Bộ luật Lao động điều chỉnh, cho nên Hợp đồng này được quy định một thời hạn nhất định và chỉ được thử việc một lần đối với một công việc chứ không do các bên thỏa thuận. Tùy vào công việc mà thời gian thử việc có mức tối đa là không quá 06 tháng với người quản lý, không quá 02 tháng với trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đẳng trở lên và không quá 01 tháng đối với trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ và cuối cùng là không quá 06 ngày với công việc khác.

Do vậy,  khi giao kết loại hợp đồng này thì cần chú ý tuân thủ quy định Bộ luật lao động về thời hạn, mức lương, nghĩa vụ thông báo kết quả thử việc cho NLĐ.

 

Thứ hai, Dễ nhận thấy Thỏa thuận thực tập là loại hợp đồng mà có đối tượng đặc thù là sinh viên đang theo học tại trường tham gia thực tập tại doanh nghiệp và vẫn còn chịu sự quản lý của nhà trường. Do đó, hợp đồng này dễ xác định đối tượng và doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn giao kết mà không bị nhầm lẫn với các loại hợp đồng khác.

 

Thứ ba, Đối với Hợp đồng dịch vụ, đối tượng giao kết hợp đồng là người cung cấp dịch vụ không bị ràng buộc và chịu sự quản lý về thời gian làm việc mà hoàn thành công việc theo một khối lượng công việc đã đặt ra, nếu không hoàn tất các công việc đặt ra thì doanh nghiệp có quyền giảm số tiền và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

Hợp đồng này thường được sử dụng trong các trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng lao động bên ngoài, không yêu cầu trực tiếp đến công ty, địa điểm làm việc do người cung cấp dịch vụ tự quyết định, thường có tên gọi khác là Hợp đồng cộng tác viên.

 

Thứ tư, Với Hợp đồng đào tạo nghề khi ký kết NLĐ sẽ được đào tạo theo chương trình đào tạo của doanh nghiệp và còn phải có trách nhiệm hoàn chi phí đào tạo sau khi kết thúc, có sự cam kết làm việc tại DN sau khi kết thúc đào tạo. Về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của NLĐ thì chỉ hoàn trả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, và khi người học vi phạm thời hạn làm việc cam kết theo hợp đồng đào tạo. Phía NSDLĐ khi ký kết hợp đồng này cũng phải có trách nhiệm thông báo đến Sở LĐTB-XH kết quả đào tạo này.

 

Có thể thấy, hiện tại quy định pháp luật liên quan đến các loại hợp đồng này đều có đặc điểm riêng và phù hợp cho từng đối tượng, mục đích của các bên, hơn hết cũng nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của NLĐ.

Về phía doanh nghiệp cũng cần chú ý nếu tên gọi hợp đồng mà DN đang giao kết được gọi bằng tên gọi khác thì để xác định đó là loại hợp đồng nào thì đều sẽ căn cứ vào nội dung hợp đồng. Với Hợp đồng dù có tên gọi là Hợp đồng học nghề, Hợp đồng thực tập mà ghi thể hiện rõ tiền lương, hình thức trả lương, quyền và nghĩa vụ của các bên, có sự quản lý, điều hành, giám sát của DN thì đều được xem là Hợp đồng lao động.

Nếu mục đích của doanh nghiệp là không ký kết HĐLĐ thì phải thực hiện đúng quy định luật điều chỉnh mỗi loại hợp đồng và điều chỉnh các điều khoản để phù hợp với bản chất của loại hợp đồng đang giao kết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Phân biệt các loại hợp đồng làm việc

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[2] Điều 2.1. (a), (b) Luật Bảo hiểm xã hội 2014

[3] Thông tư 111/2013/TT-BTC

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*