Phân biệt các loại hình doanh nghiệp

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp

Lời nói đầu: Phân biệt các loại hình doanh nghiệp. Hiện nay đa phần các Doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ khi thành lập Doanh nghiệp thì thường tham khảo sơ bộ qua người thân quen rồi tự mình làm thủ tục hoặc nhờ dịch vụ làm thủ tục đăng ký thành lập DN mà ít khi tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành các thủ tục thành lập doanh nghiệp (TLDN). Nhưng thực tế tờ “Giấy chứng nhận đăng ký DN” có cái “hồn” của nó nếu được tư vấn tốt sẽ giảm thiểu các chi phí hành chính, thuế, rủi ro trong đấu thầu, thanh toán,… sau này. Nay tôi viết bài chia sẻ 1 số vấn đề liên quan đến cái “tờ giấy  màu vàng” của DN về loại hình DN.

Phân loại hình doanh nghiệp:

Phân biệt các loại hình doanh nghiệp

Hiện nay luật doanh nghiệp 2020 quy định các loại hình DN sau: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty TNHH (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh, công ty cổ phần. Việc lựa chọn loại hình DN nào khi khởi nghiệp thì chủ DN cần phải hiểu rõ đặc tính cơ bản của mỗi loại hình DN.

1. Doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân có các đặc tính sau: thường quy mô nhỏ, do 1 cá nhân làm chủ, không có tư cách pháp nhân, chủ DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ nợ của DN. DNTN không được huy động vốn, không được góp vốn vào các công ty khác. Một cá nhân chỉ được thành lập 1 DNTN và không đồng thời là chủ hộ kinh doanh cá thể, là thành viên công ty hợp danh. Tiền lương của chủ DNTN tham gia điều hành công ty không được tính vào chi phí tính thuế TNDN.

Do vừa không có tư cách pháp nhân, nhưng lại phải chịu trách nhiệm vô hạn nên loại hình này hiện nay ít người chọn khi TLDN.

2. Công ty TNHH MTV:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Công ty TNHH MTV: Công ty TNHH MTV do 1 cá nhân hay tổ chức là chủ sở hữu, công ty có tư cách pháp nhân, thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty đã đăng ký.

Công ty TNHH MTV

Công ty TNHH MTV

Một số bất lợi của công ty TNHH MTV là có cảm giác như quy mô nhỏ, mang tính cá nhân. Trong quá trình giao dịch khi muốn từ chối lời đề nghị bất lợi của đối tác như mượn tiền, gia hạn nợ, xuất hóa đơn khống…mà đối tác đó đang có tầm ảnh hưởng đến mình; nếu là công ty có nhiều thành viên thì mình dễ từ chối những lời đề nghị bất lợi đó khi nói phải hỏi ý kiến của các thành viên khác.

Công ty TNHH MTV khi huy động thêm vốn từ thành viên khác hoặc khi chuyển nhượng 1 phần vốn cho thành viên khác bắt buộc phải chuyển sang loại hình công ty TNHH 2 TV trở lên, nếu từ ba thành viên thì có thể chuyển sang loại hình Công ty cổ phần  (Điều 87.3 và Điều 196 luật Doanh Nghiệp 2014); thuế TNCN chuyển nhượng vốn là 20% trên giá trị chênh lệch của giá chuyển nhượng với giá gốc.

3. Công ty TNHH từ 2 đến 50 thành viên:

Công ty TNHH 2-50 thành viên

Công ty TNHH 2-50 thành viên

Công ty TNHH từ 2 đến 50 thành viên có tư cách pháp nhân, công ty do hội đồng thành viên (HĐTV) gồm tất cả các thành viên tham gia góp vốn quản lý, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty đã đăng ký. Mỗi thành viên trong HĐTV có quyền biểu quyết tương ứng với phần vốn góp của mình khi quyết định các vấn đề quan trọng như: định hướng phát triển, sửa đổi, bổ sung điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ, tổ chức lại hoặc giải thể công ty TNHH. Công ty TNHH có quyền tăng vốn hoặc tiếp nhận thêm thành viên nhưng không được quyền phát hành cổ phần huy động vốn và được phép phát hành trái phiếu thường (không chuyển đổi thành vốn góp). Danh sách các thành viên góp vốn và tỷ lệ vốn góp được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải lập sổ theo dõi thành viên góp vốn. Khi chuyển nhượng vốn, thành viên phải ưu tiên chuyển nhượng vốn góp của mình cho các thành viên còn lại trước khi muốn chuyển nhượng cho thành viên bên ngoài. Đây là 1 ưu điểm đối với công ty TNHH phát triển bởi các thành viên là những người thân quen cùng chung  mục đích góp sức phát triển công ty; khác với loại hình Công ty cổ phần (CTCP) có thể tự do bán cổ phần của mình cho người bên ngoài kể cả đối thủ. Thuế TNCN chuyển nhượng vốn là 20% trên giá trị chênh lệch của giá chuyển nhượng và giá gốc.

4. Công ty hợp danh:

Công ty Hợp Danh

Công ty Hợp Danh

Công ty hợp danh (CTHD) có tư cách pháp nhân, CTHD phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân và mỗi thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ nợ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn đã góp, thành viên góp vốn không được tham gia quản lý CTHD. Không có giới hạn tối đa về thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty tiến hành các hoạt động cho là mang lại lợi ích nhất cho CTHD mà không cần thông qua thành viên khác. Thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng vốn của mình cho thành viên khác thì phải được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại. CTHD không được phép phát hành chứng khoán như: cổ phiếu, trái phiếu. Loại hình CTHD hiện nay rất ít người lựa chọn khi TLDN. Vì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với nghĩa vụ nợ  của công ty. Hạn chế trong khả năng huy động vốn. Khó khăn trong việc chuyển nhượng vốn vì phải được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

5. Công ty cổ phần:

Công ty Cổ Phần

Công ty Cổ Phần

Công ty cổ phần (CTCP) có tư cách pháp nhân, thường thích hợp phổ biến với DN có quy mô lớn, CTCP phải có 3 cổ đông trở lên và không hạn chế số lượng tối đa của các cổ đông. Cổ đông chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp hoặc số vốn đã cam kết góp khi thành lập công ty. CTCP có cơ cấu quản lý phức tạp và hoàn chỉnh hơn các loại hình DN khác gồm: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), hội đồng quản trị (HĐQT), ban kiểm soát (BKS). Cơ quan quản lý cao nhất là ĐHĐCĐ sẽ quyết định các vấn đề quan trọng như định hướng phát triển kinh doanh, sửa đổi bổ sung điều lệ, bầu hoặc bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; tổ chức lại hay giải thể CTCP. Cổ đông được quyền chuyển nhượng cổ phần của mình trừ cổ phần của cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu bị hạn chế phải ưu tiên chuyển nhượng cho các cổ đông sáng lập khác trừ khi có sự chấp thuận của ĐHĐCĐ, và cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng. Danh sách các cổ đông góp vốn không được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà DN phải lập sổ theo dõi cổ đông. Khi cổ đông chuyển nhượng vốn góp phải kê khai và nộp thuế TNCN là 0,1% trên giá bán (dù bán lời hay lỗ cũng phải nộp thuế TNCN). CTCP được phép huy động vốn thông qua các hình thức như phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Nếu CTCP có website thì bắt buộc phải công bố trên website các thông tin: điều lệ công ty, thông tin về thành viên HĐQT, BKS, (tổng) giám đốc, báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo kết quả hoạt động của HĐQT và BKS.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì cả 2 loại hình công ty TNHH và CTCP đều có quyền có nhiều hơn 1 đại diện theo pháp luật, lúc đó trong điều lệ công ty phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.

Trên đây là chia sẻ của Luật sư Thuận về phân biệt các loại hình doanh nghiệp. Mọi thắc mắc khi thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ Luật sư Thuận để được tư vấn chi tiết.

Liên hệ tư vấn:

Luật sư Thuận

SĐT: 079 795 8000

 

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Doanh nghiệp

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*