Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

Trái cây nhập khẩu, một mặt hàng ngày càng được ưu chuộng và không thể thiếu đối với nhu cầu ngày càng cao của người Việt Nam. Người Việt đặc biệt ưa thích những loại trái cây sạch, có nguồn gốc xuất xứ từ những quốc gia có tiêu chuẩn cao như Mỹ, Châu Âu, Úc, New Zealand…Nhưng việc làm sao để kinh doanh những mặt hàng này? Chi phí nhập khẩu về? Những thủ tục pháp lý như thế nào để đưa được hàng nước ngoài vào Việt Nam lại là điều cần phải biết đối với những người kinh doanh lần đầu về mặt hàng nhập khẩu này. Sau đây Luật Nghiệp Thành sẽ chia sẻ những vấn đề pháp lý cơ bản để được nhập khẩu trái cây tươi về kinh doanh tại Việt Nam:

 

1.Quy trình, thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

+ Trước khi nhập trái cây nên kiểm tra danh mục trái cây đã được phép nhập khẩu vào Việt Nam xem bảng sau:

 

CamQuýtChanhBưởiTáoChuốiXoàiThanh LongCherry
Ai Cậpxxx
Argentinaxx
Ba Lanx
Bỉxx
Cambodiaxxx
Canadaxx
Chilex
Hà Lanxx
Hoa kỳxxxx
Laoxxxxxx
Nam Phixx
New

Zealand

xx
Peru
Phápx
Philipinesx
Spain
Úcxxx
Nhật Bảnx
Hàn Quốcxx
Trung

Quốc

xxxxxxxx

 

NhoKiwiĐàoDâu tâyNhãnMăng cụcViệt Quất

Việt quất

 

Hồng

Chanh leo
Ai Cập
Argentina
Ba Lan
Bỉ
Cambodia
Canada
Chilex
Hà Lan
Hoa kỳxx
Laox
Nam Phix
New

Zealand

xxxx
Perux
Phápx
Philipines
Spainx
Úcx
Nhật Bản
Hàn Quốcxxx
Trung

Quốc

xxxxxxx

 

 

X : những nơi đã được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam

 

Document

Nguồn: Web Cục Bảo Vệ Thực Vật

+ Sau đó yêu cầu đối tác cung cấp các chứng từ cần thiết để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại nước nhập khẩu.

+ Xin Phép nhập khẩu tại đầu Việt Nam (tại Cục bảo vệ thực vật)

+ Gửi giấy phép bản dịch cho đối tác xuất khẩu.

+ Nhập hàng về tới cảng thì làm Thủ tục kiểm dịch thực vật thực tế cho lô hàng.

+ Đăng ký hải quan để mở tờ khai hải quan (mục đích xác định thuế nhập khẩu, thuế VAT, các hiệp định mà VN và đối tác ký kết để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu).

+ Thông quan lô hàng và bán vào thị trường nội địa.

2.Các bước tiến hành thủ tục nhập khẩu trái cây tươi

a, Yêu cầu đối tác cung cấp các chứng từ cần thiết để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại nước nhập khẩu. Phytosanitary (chứng từ kiểm dịch thực vật) là cực kỳ quan trọng.

Doanh nghiệp yêu cầu đối tác cung cấp các chứng từ nhập khẩu như: Phytosanitary và chứng nhận xuất xứ.

Chứng từ trên rất quan trọng vì không có phytosanitary thì không được làm thủ tục kiểm dịch.

b, Xin Giấy phép nhập khẩu tại đầu Việt Nam (Cục Bảo Vệ Thực Vật).

Cách 1: Gửi hồ sơ trực tiếp về Cục bảo vệ thực vật

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp qua hệ thống một cửa quốc gia
Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin cấp giấy phép (Theo mẫu)

+ Hợp đồng mua bán giữa 2 bên

+ Giấy phép ĐKKD

Thời gian xử lý hồ sơ là từ 7 đến 10 ngày làm việc và giá trị của giấy phép là 1 năm kể từ ngày cấp (doanh nghiệp có thể dự kiến kế hoạch nhập khẩu trong năm với số lượng là bao nhiêu thì mình xin nguyên năm theo số lượng dự kiến, để khỏi làm thủ tục xin nhiều lần).

c, Gửi giấy phép bản dịch cho đối tác xuất khẩu.

Sau khi đã có giấy phép kiểm dịch được cục bảo vệ thực vật cấp rồi, thì doanh nghiệp nên đi dịch lại giấy phép này và gửi cho đối tác vì có giấy phép thì bên đối tác mới chấp nhận ship hàng, trong giấy phép sẽ thể hiện các điều kiện kiểm dịch tại nước xuất khẩu mà phía nhập khẩu cần và thể hiện chúng trên chứng từ phytosanitary.

d, Hàng về tới cảng thì làm thủ tục kiểm dịch thực vật thực tế cho lô hàng[1].

Hồ sơ gồm[2]:

– Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)[3].

– Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu .

Trường hợp nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô hàng.

– Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp qui định phải có giấy phép).

– Hóa đơn mua bán; Bảng kê hàng hóa

Ở bước này thì DN sẽ kết hợp với mở tờ khai hải quan để cùng hẹn cán bộ kiểm dịch lấy mẫu thực tế tại cảng.

e, Đăng ký hải quan để mở tờ khai hải quan.

Hồ sơ hải quan sẽ được truyền điện tử đến với cơ quan hải quan và cán bộ sẽ kiểm tra.
Hồ sơ bao gồm[4]:

+ Hóa đơn mua bán; Bảng kê hàng hóa; Vận đơn

+ Chứng nhận xuất xứ

+ Đơn xin phép kiểm dịch

Hải quan sẽ đóng dấu lên tờ khai và tiến hành lấy mẫu hàng thực tế. Kết quả sẽ có trong ngày.

f, Thông quan lô hàng và bán vào thị trường nội địa.

Đến đây coi như là kết thúc quy trình nhập khẩu trái cây vào Việt Nam

 

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề “Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi”.

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Hoàng Thị Loan

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT

[2] Điều 6 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT

[3] Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT

[4] Điều 16.2 Thông tư 38/2015/TT-BTC

 

Document
Categories: Nông Nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*