Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Từ ngày 01/7/2025, những sửa đổi, bổ sung của Luật Quốc tịch Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực, điều chỉnh điều kiện nhập quốc tịch theo hướng mở rộng. Thay đổi này tạo thêm cơ hội cho các cá nhân mong muốn trở thành công dân Việt Nam, đặc biệt là những người có người thân, họ hàng là người Việt Nam.

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật quy định mới nhất về điều kiện nhập tịch.

1. Điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam

Để được nhập quốc tịch Việt Nam, công dân nước ngoài và người không có quốc tịch phải có đơn xin nhập quốc tịch và đáp ứng đủ các điều kiện sau[1]:

Điều kiện 1: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam

Người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự[2].

Trường hợp người chưa thành niên xin nhập tịch theo cha/mẹ hay có cha/mẹ là công dân Việt Nam thì vẫn có thể nhập quốc tịch Việt Nam nếu đáp ứng được các điều kiện khác. Đây cũng là điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch Việt Nam.

Điều kiện 2: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam

Điều kiện 3: Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam (khả năng nghe, nói, đọc, viết phù hợp với môi trường sống và làm việc)

Điều kiện 4: Đang thường trú ở Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú

Document

Điều kiện 5: Thời gian thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập tịch

Điều kiện 6: Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam, chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Điều kiện 7: Phải có tên bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng dân tộc khác của Việt Nam

Nếu xin giữ quốc tịch nước ngoài thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài.

Điều kiện 8: Việc nhập tịch không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam

2. Trường hợp được miễn một số điều kiện[3]

Luật sửa đổi đã mở rộng đáng kể các trường hợp được miễn một số điều kiện khi xin nhập quốc tịch, thể hiện bước tiến quan trọng trong chính sách hội nhập và nhân đạo của Nhà nước. Cụ thể:

Trường hợp được miễnĐiều kiện được miễn
Có vợ hoặc chồng hoặc con đẻ là công dân Việt Nam3, 5, 6
Có cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc ông bà nội hoặc ông bà ngoại là công dân Việt Nam3, 4, 5, 6
Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
Có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Là người chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ1, 3, 4, 5, 6
3. Điều kiện được phép giữ quốc tịch nước ngoài[4]

Trước đây, có những yêu cầu khắt khe về điều kiện giữ quốc tịch nước ngoài, đòi hỏi người xin nhập quốc tịch Việt Nam và muốn giữ quốc tịch nước ngoài phải có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đồng thời việc giữ quốc tịch nước ngoài của họ phải có lợi cho nước ta[5].

Tuy nhiên, với quy định mới, yêu cầu về công lao và lợi ích quốc gia đã được bãi bỏ. Thay vào đó, cá nhân muốn nhập tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài chỉ cần đáp ứng hai điều kiện sau:

– Việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với quy định của nước đó, và

– Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

 

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2025 đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong chính sách quốc tịch của Nhà nước ta. Việc nới lỏng các điều kiện nhập tịch, mở rộng đối tượng được miễn một số điều kiện, cũng như cho phép linh hoạt hơn trong việc giữ quốc tịch gốc thể hiện tinh thần đổi mới, hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi thu hút người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam và phù hợp với thực tiễn trong bối cảnh toàn cầu hóa.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích, hãy cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung từ quý độc giả.

 

Biên tập: Nguyễn Thuý Anh Thư

Người duyệt: Nguyễn Linh Chi

 

[1] Điều 1.5 Luật Quốc tịch (sửa đổi, bổ sung năm 2025)

[2] Điều 20 Bộ luật dân sự 2015

[3] Điều 1.5 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi năm 2025

[4] Điều 1.5 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi năm 2025

[5] Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Views: 0

Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*