Nội dung hợp đồng cho thuê tài sản

Nội dung hợp đồng cho thuê tài sản

Nội dung hợp đồng cho thuê tài sản

Cho thuê tài sản được hiểu là việc bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê sử dụng trong một thời hạn nhất định. Đổi lại, bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê một tài sản hay một lợi ích vật chất tương ứng (ngang giá) hoặc theo thỏa thuận[1].

Hiện nay, trong cuộc sống các giao dịch thuê và cho thuê tài sản diễn ra rất phổ biến. Ví dụ điển hình về loại giao dịch này mà chúng ta dễ dàng bắt gặp thường ngày như giao dịch thuê trọ, thuê nhà, thuê văn phòng, thuê xe cộ, thuê trang phục, thuê bàn ghế, nội thất,…

Ngoại trừ trường hợp đối tượng giao dịch ở đây là bất động sản như nhà cửa, đất đai thì đối với hầu hết các tài sản thông thường khác, pháp luật không quy định ràng buộc hình thức hợp đồng phải dưới dạng văn bản.

Khi giao kết hợp đồng thuê tài sản, ngoài việc xác định cụ thể về tài sản thuê thì các bên cần xác định rõ ràng về các nội dung quan trọng của hợp đồng[2] như: Giá cả; Thời hạn thuê; Phương thức thanh toán; Thời hạn thanh toán (hoặc các đợt thanh toán); Nghĩa vụ giao tài sản cho thuê; Nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản; Nghĩa vụ sử dụng tài sản đúng mục đích; Nghĩa vụ bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra,…Nếu như các bên thỏa thuận với nhau đầy đủ các nội dung cần thiết nêu trên thì sẽ giúp hạn chế tối đa các trường hợp tranh chấp không may xảy ra về sau.

Các cụm từ được viết tắt như sau:

Bên cho thuêBên A
Bên thuêBên B
Hợp đồng

Dưới đây, Luật Nghiệp Thành xin tư vấn cho Qúy bạn đọc về các nội dung của HĐ nêu trên.

STTĐiều khoảnNội dung
1Giá thuê– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì giá thuê sẽ do các bên tự thỏa thuận[3].

– Trường hợp các bên không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận không rõ về giá thuê:

+ Có thể nhờ một bên thứ ba định giá, thống nhất và ghi nhận rõ tại HĐ[4], hoặc

+ Giá thuê sẽ được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giao kết HĐ thuê[5].

2Thanh toán– Các bên có thể thỏa thuận về thời hạn thanh toán tiền thuê. Đồng thời, các bên cũng có thể thỏa thuận thêm điều khoản về lãi chậm trả trong trường hợp Bên B chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán (mức lãi suất không quá 20%/năm)[6].

– Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Bên B phải thanh toán tiền thuê khi trao trả lại tài sản thuê[7].
– Trong trường hợp các bên thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc thanh toán theo kỳ hạn (theo từng đợt) thì Bên A có quyền đơn phương chấm dứt HĐ khi Bên B tài sản đã 03 kỳ liên tiếp (hoặc số kỳ nhất định do các bên thỏa thuận) không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền của mình[8].

3Thời hạn thuê– Các bên có thể thỏa thuận với nhau về thời hạn thuê, do đó tùy theo nhu cầu sử dụng mà các bên có thể thỏa thuận thời hạn thuê ngắn hay dài[9].

– Có một số trường hợp, thời hạn thuê sẽ được xác định tùy thuộc vào mục đích thuê[10]. Ví dụ như trường hợp nhà trường thuê xe cho học sinh đi dã ngoại vào cuối tuần thì Bên A có thể ngầm hiểu rằng thời hạn thuê xe trong trường hợp này chỉ trong 2 ngày cuối tuần mà không kéo dài qua tuần khác.

– Tuy nhiên, có một số trường hợp không xác định được thời hạn thuê căn cứ vào mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt HĐ bất cứ lúc nào, với điều kiện phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý[11].

4Giao tài sản thuê– Bên A có nghĩa vụ phải giao tài sản đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời gian, địa điểm như đã cam kết, thỏa thuận và thống nhất trong HĐ[12].

– Nếu tài sản được giao không đúng như các tiêu chí đã thỏa thuận thì Bên B có thể[13]:

+ Kéo dài thời hạn giao tài sản để Bên A có thể khắc phục, sửa chữa tài sản để đảm bảo tài sản được giao đúng như đã thỏa thuận;

+ Hủy bỏ hợp đồng thuê và yêu cầu Bên A bồi thường vi phạm HĐ.

5Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng– Sau một thời gian sử dụng thì tài sản thuê tất yếu sẽ bị sụt giảm giá trị. Do đó các bên có thể thỏa thuận về trách nhiệm của Bên A, phải đảm bảo tài sản cho thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận và phù hợp với mục đích sử dụng trong thời gian thực hiện HĐ[14].

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Trong trường hợp tài sản bị giảm sút giá trị sử dụng (không do lỗi của Bên B) thì Bên B có quyền yêu cầu Bên A sữa chữa[15], giảm giá thuê[16] hoặc đổi lại một tài sản mới có giá trị tương đương.

– Trong trường hợp tài sản thuê bị lỗi, hử hỏng nhưng Bên A không hay biết hoặc hư hại của tài sản đó không thể sửa chữa được thì Bên B có quyền đơn phương chấm dứt HĐ và yêu cầu Bên A bồi thường thiệt hại[17].

– Trường hợp Bên B đã thông báo nhưng Bên A không tiến hành sửa chữa hoặc sữa chữa chậm trễ, thì Bên B có quyền tự sửa chữa tài sản đó và yêu cầu Bên A hoàn lại chi phí sửa chữa tài sản cho mình[18] (Ví dụ: Hệ thống thoát nước của phòng trọ có vấn đề làm nước bị ứ đọng (không do lỗi của Bên B), Bên B đã thông báo Bên A. Tuy nhiên, Bên A không tiến hành sửa chữa. Do đó, Bên B đã tự bỏ tiền ra thuê thợ về sửa. Trong trường hợp này Bên B có quyền yêu cầu Bên A hoàn lại số tiền nêu trên).

6Nghĩa vụ bảo quản tài sản– Bên B có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng và sữa chữa (đối với những hư hỏng nhỏ như hư vòi nước,…)[19]. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể rằng đối với những hư hỏng nào thì Bên B có trách nhiệm sửa chữa.

– Để tránh trường hợp để tranh chấp xảy ra thì khi ký kết HĐ, các bên cần thỏa thuận các điều khoản về việc xác định trách nhiệm của các bên đối với những hư hỏng phát sinh trong quá trình sử dụng.

– Những hư hỏng, hao mòn, sa sút giá trị sử dụng do tự nhiên thì Bên B sẽ được miễn trách nhiệm[20].

7Nghĩa vụ sử dụng tài sản đúng công dụng, mục đích– Đây là một cơ chế để bảo vệ tài sản cho thuê một cách thực sự hữu hiệu. Do đó, trong các HĐ thuê tài sản, bên A nên thỏa thuận với bên B và ghi nhận rõ ràng mục đích cũng như công năng sử dụng chính của tài sản thuê. Đây sẽ được xem là cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có) về sau.

– Bên B có nghĩa vụ sử dụng tài sản đúng công năng và mục đích như đã thỏa thuận trong HĐ[21]. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của Bên A nhằm hạn chế tình trạng hư hỏng, mất mát tài sản khi bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích.
– Khi Bên B sử dụng tài sản không đúng mục đích, công dụng thì Bên A có quyền đơn phương chấm dứt HĐ và yêu cầu Bên B bồi thường nếu có bất cứ thiệt hại hay hư hỏng nào xảy ra[22].

8Cho thuê lại tài sản– Bên B có quyền cho một bên thứ ba khác thuê lại tài sản mà mình đã thuê khi được sự đồng ý của Bên A[23].

– Việc Bên A đồng ý cho thuê lại tài sản có thể thỏa thuận và ghi nhận trong HĐ hoặc thỏa thuận khi Bên B cho bên thứ ba thuê lại tài sản.

– Ví dụ thực tế: Hiện nay nhiều người thuê nhà nguyên căn, căn hộ, chung cư,…và chia nhỏ các phòng ra cho nhiều người khác thuê lại nhằm kiếm thêm lợi nhuận,…

8Nghĩa vụ trả lại tài sản thuê– Khi thời hạn thuê tài sản đã hết, nếu giữa các bên không có bất cứ thỏa thuận nào khác thì bên B có nghĩa vụ giao lại tài sản thuê với tình trạng như ban đầu (Trừ các hao mòn do tự nhiên. Ví dụ như: Khi thuê nhà ở thì trong quá trình sử dụng mái tôn bị cũ, sét; sơn bị tróc hoặc xuống màu,…)[24].

– Nếu tài sản thuê bị hư hỏng, giảm sút giá trị so với ban đầu thì Bên A có quyền yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại[25].

– Đối với tài sản thuê là động sản (xe ô tô, xe máy, trang phục,…) thì Bên B có nghĩa vụ giao trả lại tài sản thuê tại nơi Bên A cư trú hoặc đặt trụ sở (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận giao trả tài sản tại địa điểm khác)[26].

– Khi Bên B chậm giao trả lại tài sản thì Bên A có quyền yêu cầu Bên B trả tiền thuê cho thời gian chậm trả tài sản và bồi thường thiệt hại (nếu có). Nếu trước đó có thỏa thuận về vấn đề này thì Bên B còn có thể bị phạt vi phạm HĐ[27].

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về vấn đề “Nội dung hợp đồng cho thuê tài sản”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

 

 

[1] Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015

[2] Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015

[3] Điều 473.1 Bộ luật Dân sự 2015

[4] Điều 473.1 Bộ luật Dân sự 2015

[5] Điều 473.2 Bộ luật Dân sự 2015

[6] Điều 481.1 Bộ luật Dân sự 2015

[7] Điều 481.1 Bộ luật Dân sự 2015

[8] Điều 481.2 Bộ luật Dân sự 2015

[9] Điều 474.1 Bộ luật Dân sự 2015

[10] Điều 474.1 Bộ luật Dân sự 2015

[11] Điều 474.2 Bộ luật Dân sự 2015

[12] Điều 476.1 Bộ luật Dân sự 2015

[13] Điều 476.2 Bộ luật Dân sự 2015

[14] Điều 477.1 Bộ luật Dân sự 2015

[15] Điều 477.2.(a) Bộ luật Dân sự 2015

[16] Điều 477.2.(b) Bộ luật Dân sự 2015

[17] Điều 477.2.(c) Bộ luật Dân sự 2015

[18] Điều 477.3 Bộ luật Dân sự 2015

[19] Điều 479.1 Bộ luật Dân sự 2015

[20] Điều 479.1 Bộ luật Dân sự 2015

[21] Điều 480.1 Bộ luật Dân sự 2015

[22] Điều 480.2 Bộ luật Dân sự 2015

[23] Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015

[24] Điều 482.1 Bộ luật Dân sự 2015

[25] Điều 482.1 Bộ luật Dân sự 2015

[26] Điều 482.2 Bộ luật Dân sự 2015

[27] Điều 482.4 Bộ luật Dân sự 2015

 

 

Document
Categories: Cá Nhân
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*