Những tình tiết, sự kiện được xác định trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật có phải chứng minh không?

Những tình tiết, sự kiện được xác định trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật có phải chứng minh không?

Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, đôi khi có những tình tiết, sự kiện mà đương sự không cần chứng minh. Thế tại sao các đương sự đi khởi kiện nhau mà họ lại không cần chứng minh cho tình tiết, sự kiện mà chính họ yêu cầu và tại sao pháp luật lại đưa ra quy định như vậy. Sau đây Luật Nghiệp Thành sẽ phân tích cụ thể một tình tiết, sự kiện mà không phải chứng minh để bạn đọc có thể hiểu một cách rõ hơn nhé.

Chúnh ta sẽ tập trung làm rõ tình tiết, sự kiện không phải chứng minh sau đây:

“Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật…[1]

Document

Như quy định đã nêu trên thì khi những tình tiết, sự kiện trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hay nói cách khác tình tiết, sự kiện đã được chứng minh trước đó và đã được Toà án công nhận thông qua quyết định đã được ban hành ra ngoài rồi thì những tình tiết, sự kiện này đương sự họ không cần phải chứng minh lại nữa. Tại sao lại như vậy?

Bởi vì một số lí do, cũng như tránh việc lặp lại và rườm rà nên nhà nước đã quy định những tình tiết, sự kiện được xác định trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật là những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Cụ thể là việc pháp luật quy định những tình tiết, sự kiện này không phải chứng minh rất hợp lý vì những sự kiện này đã được chứng minh từ trước đó rồi và việc chứng minh lại là hoàn toàn không cần thiết vì các cơ quan nhà nước nào khi giải quyết vụ việc đều cũng dựa trên việc thực hiện quyền lực nhà nước. Ngoài ra, nếu  thực hiện việc chứng minh lại một tình tiết, sự kiện đôi khi có thể dẫn đến việc có những kết luận khác nhau từ đó dẫn đến việc làm phức tạp thêm vấn đề trong việc giải quyết vụ việc dân sự, làm trì trệ các thủ tục giải quyết vụ án dân sự cũng như làm giảm đi uy tín của Toà án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để có thể giải quyết nhanh các vụ án dân sự thì việc chứng minh lại là điều không cần thiết. Tuy nhiên trong trường hợp có nghi ngờ về tính đúng đắn của nó, Toà án cũng không cho chứng minh lại nhưng cũng không được sử dụng những tình tiết, sự kiện này để giải quyết vụ việc dân sự đã thụ lý và nêu vấn đề để xem xét lại tình tiết, sự kiện bằng việc xem xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Những tình tiết, sự kiện được xác định trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật có phải chứng minh không?”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Tuấn Huy

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

 

[1] Điều 92.1.b LTTDS 2015

Document
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*