Những điều người nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam cần chú ý

Những điều người nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam cần chú ý

Những điều người nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam cần chú ý

Khi được Bộ Công An cho phép đưa phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam, trong quá trình tham gia giao thông Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế ở Việt Nam và du khách nước ngoài điều khiển phương tiện phải tuân thủ một số quy định. Thông qua bài viết dưới đây cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu về một số quy định cần lưu ý khi tham gia giao thông tại Việt Nam nhé.

Người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài khi tham gia giao thông tại Việt Nam [1]

+ Có phương tiện đi trước để hướng dẫn giao thông cho phương tiện cơ giới nước ngoài trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam:

– Khách du lịch điều khiển xe ô tô: xe hướng dẫn sẽ là xe ô tô;

– Khách du lịch điều khiển xe mô tô: xe hướng dẫn sẽ là xe mô tô;

Lưu ý: Các phương tiện này sẽ được doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế Việt Nam bố trí, có gắn logo hoặc cắm cờ biểu tượng của doanh nghiệp.

+ Chỉ được tham gia giao thông trên các tuyến đường trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh và thời gian lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Người điều khiển phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam.

Các lọai giấy tờ mà người điều khiển xe phải mang theo và xuất trình khi có yêu cầu[2]

+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam;

Document

+ Giấy phép lái xe do nước ngoài cấp còn thời hạn;

+  Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô);

+ Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam;

+ Tờ khai hải quan phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập, tái xuất.

Lưu ý:

+ Thời gian phương tiện được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 45 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày.

+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành làm hồ sơ cho người nước ngoài đem xe vào Việt Nam phải có văn bản gửi đến Bộ Công an trình bày lý do phương tiện xuất cảnh chậm.

Thông qua những quy định trên có thể thấy phương tiện cơ giới nước ngoài khi được đưa vào Việt Nam để tham gia giao thông, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Việt Nam được du khách nước ngoài lựa chọn thuê dịch vụ phải chịu trách nhiệm làm hồ sơ và quản lý phương tiện khi được đưa vào Việt Nam. Một số trách nghiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành như:[3]

+ Thực hiện các quy định xuất, nhập cảnh đối với du khách và phương tiện;

+ Tổ chức việc đưa phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam và đưa phương tiện ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

+ Quản lý người nước ngoài thực hiện theo đúng chương trình đã đăng ký;

+ Báo cáo với Bộ công an về việc tổ chức đưa phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam du lịch;

+ Xử lý và giải quyết các chi phí phát sinh do người nước ngoài điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài khi tham gia giao thông tại Việt Nam;

+ Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của giấy tờ, thông tin người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài,..

Trên đây là nội dung tư vấn về “Những điều người nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam cần chú ý

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Ngân

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 6.1, Điều 6.2 Nghị định 30/2024/NĐ-CP

[2] Điều 6.3 Nghị định 30/2024/NĐ-CP

[3] Điều 15 Nghị định 30/2024/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*