Nhập khẩu giống cây trồng từ nước ngoài về Việt Nam để buôn bán

Nhập khẩu giống cây trồng từ nước ngoài về Việt Nam để buôn bán

Nhập khẩu giống cây trồng từ nước ngoài về Việt Nam để buôn bán

Câu hỏi: Chúng tôi đang muốn nhập khẩu giống cây trồng từ nước ngoài về Việt Nam để kinh doanh, vậy chúng tôi cần thực hiện những thủ tục gì?

Vì bạn không cung cấp cho chúng tôi đủ dữ liệu về giống cây bạn định nhập cụ thể là giống cây gì nên chúng tôi sẽ bao quát các trường hợp cụ thể.

Bạn phải xác định rõ cây trồng định nhập là cây trồng chính không? Cây trồng định nhập đã nằm trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh hay chưa? Và là cây trồng nông nghiệp hay lâm nghiệp. Qua đó, sẽ xác định các bước tiếp theo cần thực hiện.
1. Thủ tục nhập khẩu giống cây trồng từ nước ngoài về Việt Nam.

* Sẽ phải thực hiện thủ tục yêu cầu cấp Giấy phép nhập khẩu đối với:[1]

– Giống cây trồng nông nghiệp chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.

Sẽ phải nộp hồ sơ tại Cục Trồng trọt

– Giống cây trồng lâm nghiệp chưa có trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, trồng sản xuất thử nghiệm, làm cây cảnh, cây bóng mát, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.

Nộp hồ sơ tại Cục Lâm nghiệp

Lưu ý: Nếu giống cây trồng chưa có trong Danh mục trên nhưng đã được Bộ NNPTNT công nhận là giống cây trồng nông nghiệp/lâm nghiệp mới thì không cần xin giấy phép nhập khẩu.

Cụ thể, thủ tục như sau:

  1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu
  2. Tờ khai kỹ thuật
  3. Nộp bản sao GCNĐKDN/GCNĐKĐT với tổ chức; nộp bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu với cá nhân.

Bạn đọc kiểm tra danh mục giống cây trồng tại link bài viết sau: Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng. Tại bài viết cũng có nêu cụ thể quy trình thủ tục.

Thời hạn của giấy phép nhập khẩu là thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp.

Lưu ý: Nên ủy thác cho tổ chức chuyên thực hiện chức năng nhập khẩu hàng hóa để nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp.

* Phải kiểm định chất lượng

Với trường hợp giống cây trồng nhập khẩu để phục vụ mua bán thì phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng. Việc kiểm tra chất lượng sẽ do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ NNPTNT tổ chức thực hiện.[2]

Các đối tượng phải kiểm tra là “Giống cây trồng nhập khẩu thuộc loài cây trồng chính thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phục vụ sản xuất, mua bán, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 29 Luật Trồng trọt.”[3]

Quy trình thực hiện kiểm tra chất lượng như sau:

Cục Trồng trọt sẽ chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu.

Và tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng sẽ đăng ký chứng nhận hợp quy với tổ chức đã được CụcTrồng trọt chỉ định.

Khi đã được kiểm tra, nếu được đạt chất lượng thì tổ chức, cá nhân sẽ nhận được Giấy chứng nhận hợp quy giống nhập khẩu. Có giấy tờ trên thì cơ quan hải quan sẽ cho phép thông quan hàng hóa.[4]

Nếu không đạt chất lượng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Cục Trồng trọt quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế lô giống cây trồng nhập khẩu, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện.

Document
  1. Thủ tục công nhận lưu hành đối với giống cây trồng

Để sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng thì phải được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành.[5]

2.1 Quyết định công nhận lưu hành chỉ thực hiện đối với cây trồng chính:

Cây trồng chính là loài cây được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, cần được quản lý chặt chẽ[6].

Theo quy định hiện nay, Danh mục loại cây trồng chính, bao gồm: Lúa, ngô, cà phê, cam, bưởi, chuối. [7]

– Hồ sơ cấp như sau:[8]

+ Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 01.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019.

+  Kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng đề nghị công nhận lưu hành.

+ Kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng.

+ Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.

+ Bản công bố các thông tin về giống cây trồng do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019.

* Khảo nghiệm giống cây trồng

Khảo nghiệm giống cây trồng là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng theo phương pháp nhất định. Được thực hiện bởi các tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng là tổ chức khảo nghiệm độc lập được công nhận đủ điều kiện.

Lưu ý: Riêng cây cảnh là cây trồng chính thì mới không phải làm khảo nghiệm[9]

Nội dung khảo nghiệm giống cây trồng bao gồm:

  1. Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng.
  2. Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng bao gồm:
  3. a) Khảo nghiệm có kiểm soát;
  4. b) Khảo nghiệm diện hẹp trên đồng ruộng;
  5. c) Khảo nghiệm diện rộng trên đồng ruộng.

* Các tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng tại Việt Nam:

Có thể tham khảo tại Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống sản phẩm cây trồng Nam Bộ

Tại đường link sau: http://khaokiemnghiemgiong.vn/

Tell: 028 38229085 –  Fax: 028 38272425 – Email: khaokiemnghiemgiong@gmail.com

Hiện nay, thời gian khảo nghiệm tối thiểu là 5 năm, tối đa lên tới 8 – 10 năm. Nhưng có những cây ăn quả như cây chuối, thời gian khảo nghiệm sẽ nhanh hơn, vì hằng năm cây đều cho ra quả sau khi trồng. Riêng đối với giống khá phổ biến hiện này là cam, bưởi, thường sau thời gian khảo nghiệm 4 – 5 năm.[10]

Thủ tục quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng đã có đề cập cụ thể tại bài viết tại đây

2.2 Tự công bố lưu hành

Với cây không phải cây trồng chính thì cá nhân, tổ chức phải tự công bố lưu hành. Phải đảm bảo các điều kiện sau:[11]

– Có tên giống cây trồng

– Có giá trị canh tác, giá trị sử dụng đạt tiêu chuẩn quốc gia đối với loài cây trồng tự công bố lưu hành; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở;

–  Có thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng biên soạn.

Tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với thông tin đã công bố.

Hồ sơ như sau:[12]

– Bản tự công bố lưu hành giống cây trồng theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 94/2019.

–  Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng biên soạn.

–  Bản công bố các thông tin về giống cây trồng theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019.

Gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt

Nếu hồ sơ hợp lệ thì sau 05 ngày làm việc, Cục Trồng trọt sẽ đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Sau khi được đăng tải, thì tổ chức, cá nhân được kinh doanh giống cây trồng trên.

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì Cục trồng trọt sẽ có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Cây trồng chính thì mới thực hiện quyết định công nhận lưu hành.

*Với các giống cây “độc lạ”:

Hiện nay, có rất nhiều giống cây trồng ngoại nhập được nhập vào Việt Nam như cây sơ ri, cây chuối đỏ, ổi đỏ, sung Mỹ, mít ruột đỏ, v.v….trên Internet. Do những loại trái cây độc lạ nên nhu cầu nhập khẩu loại giống cây này rất được ưa chuộng.

Việc thực hiện nhập khẩu về Việt Nam các loại giống này đều được thực hiện qua các tổ chức chuyên nhập khẩu giống cây trồng.

Đặc biệt là chuối là cây trồng chính, nếu giống chuối đỏ nếu muốn bán trên thị trường thì vẫn phải quyết định công bố lưu hành và phải thực hiện khảo nghiệm. Với những loại cây trồng không thuộc loại cây trồng chính thì phải tự công bố lưu hành. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các cá nhân, tổ chức khi nhập về thì lại không thực hiện công bố lưu hành, vẫn buôn bán tràn lan, không rõ nguồn gốc xuất xứ và đó là hành vi vi phạm pháp luật.

  1. Các lưu ý liên quan

Trước khi buôn bán thì phải thực hiện:[13]

– Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

– Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 94/2019.

Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.

Bạn đọc có thể tham khảo một số nơi thực hiện thủ tục nhập khẩu và tự công bố lưu hành:

https://theonelogistics.com.vn/thu-tuc-hai-quan-nhap-khau-giong-cay-trong

https://www.vitest.com.vn/dich-vu/tu-cong-bo-luu-hanh-giong-cay-trong-193.html

Trên đây là nội dung tư vấn về “Nhập khẩu giống cây trồng từ nước ngoài về VN”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thuận

[1] Điều 1.1 Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT

[2] Điều 29.3 Luật Trồng trọt 2018

[3] Điều 7 Luật Trồng trọt 2018

[4] Điều 8 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT

[5] Điều 9.1 Luật Trồng trọt 2018

[6] Điều 2.7 Luật Trồng trọt 2018

[7] Điều 1 Thông tư 17/2019/TT-BNNPTNT

[8] Điều 4 Nghị định 94/2019

[9] Điều 13.5 Luật Trồng trọt 2018

[10] Tham khảo từ báo Nông nghiệp VN tại đường link sau:

https://nongnghiep.vn/kinh-doanh-giong-cay-doc-la-la-vi-pham-phap-luat-d267503.html

[11] Điều 17 Luật Trồng trọt 2018

[12] Điều 6 Nghị định 94/2019

[13] Điều 8 Nghị định 94/2019

Document
Categories: Nông Nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*