Người lao động cần làm gì khi quyền lợi của mình bị xâm phạm?

Người lao động cần làm gì khi quyền lợi của mình bị xâm phạm?

Người lao động cần làm gì khi quyền lợi của mình bị xâm phạm?

Đa số các tranh chấp lao động đều xuất phát từ việc quyền lợi của 1 bên bị xâm phạm. Theo kinh nghiệm của Luật Nghiệp Thành thì phần lớn NLĐ là bên khởi kiện do họ là bên yếu thế hơn trong mối quan hệ lao động có quyền và lợi ích bị xâm phạm. Có lần, Luật Nghiệp Thành nhận được 1 cuộc gọi từ khách hàng nhờ tư vấn về việc họ bị giữ hồ sơ, bằng lái xe bản gốc và công ty chưa thanh toán tiền lương tháng trước khi họ nghỉ việc. Mặc dù biết là công ty làm sai nhưng họ lại không biết phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Nhận thấy rằng có rất nhiều NLĐ cũng rơi vào trường hợp tương tự, do đó ở bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ chia sẻ đến bạn đọc làm sao để bảo vệ quyền lợi của mình khi NSDLĐ thực hiện trái quy định của pháp luật.

  1. Thương lượng, hòa giải

Khi có tranh chấp xảy ra giữa NLĐ và NSDLĐ, trước tiên người ta ưu tiên đến thương lượng, hòa giải giữa các bên nhằm làm dịu đi tranh chấp đang diễn ra. Tạo điều kiện cho các bên bình tĩnh, thiện chí cùng nhau giải quyết vấn đề gặp phải. Nếu mâu thuẫn tranh chấp nhỏ có thể thực hiện theo hướng này thì sẽ đỡ mất thời gian, công sức đi lại cho các bên. Thành phần tham dự ở đây chỉ yếu là NLĐ và NSDLĐ đang có tranh chấp. Riêng trường hợp hòa giải thì sẽ có thêm một bên thứ 3 đứng ở giữa giải quyết vấn đề.

Việc thực hiện thương lượng, hòa giải có thành công hay không còn phụ thuộc vào thiện chí của các bên tham gia. Do đó, nếu thực hiện thương lượng không thành thì bạn có thể thực hiện một trong 2 cách tiếp theo dưới đây.

  1. Khiếu nại lao động

Khiếu nại được coi là biện pháp tầm trung để NLĐ bảo về quyền lợi của NLĐ.  Ở đây có xuất hiện chủ thể mới là Cơ quan Nhà nước nhưng chỉ tham gia vào giai đoạn sau này nếu như khiếu nại lần đầu không giải quyết được vấn đề. NLĐ có thể gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp trong vòng 180 ngày kể từ ngày NLĐ biết được hành vi vi phạm của NSDLĐ[1]. Về thủ tục khiếu nại, NLĐ cần tuân thủ trình tự khiếu nại mà luật đã quy định. Đầu tiên,thực hiện khiếu nại đến NSDLĐ để giải quyết[2] tranh chấp. NSDLĐ có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu cho NLĐ trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày thụ lý[3].

Trong trường hợp NSDLĐ không giải quyết khiếu nại, đã quá thời hạn giải quyết khiếu nại[4]  hoặc đã giải quyết nhưng NLĐ không đồng ý với cách giải quyết của NSDLĐ thì NLĐ tiếp tục khiếu nại lần 2. Lúc này, cơ quan giải quyết khiếu nại lần 2 cho NLĐ đó là Chánh thanh tra Sở LĐTB-XH nơi NSDLĐ đặt trụ sở.  Đây chính là chủ thể Nhà nước mà Luật Nghiệp Thành vừa đề cập ở trên. Bạn cần lưu ý rằng phải thực hiện khiếu nại lần đầu mà không đạt thì mới được thực hiện khiếu nại lần 2.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu thấy cần thiết thì người giải quyết khiếu nại sẽ tổ chức đối thoại giữa các bên có liên quan để làm rõ vấn đề. Khi đã thực hiện việc khiếu nại lần 2 mà NLĐ vẫn không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại thì lúc này NLĐ có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

  1. Khởi kiện Tòa án

Khởi kiện ra Tòa án là giải pháp cuối cùng để giải quyết vấn đề tranh chấp của các bên. Phán quyết của Tòa án mang tính quyết định các bên phải thực hiện. Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng con đường này, bạn phải xác định sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và có thể cả tiền bạc để theo vụ kiện đồng thời phải tuân thủ quy trình tố tụng nghiêm ngặt. Tuy nhiên, nhà nước cũng tạo điều kiện hết sức cho NLĐ về mặt kinh tế khi mà NLĐ khởi kiện thuộc 1 trong những nội dung quy định tại điều 12.1.a Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như khởi kiện về đòi tiền lương, các khoản trợ cấp…sẽ được miễn nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại Bộ Luật Lao động 2012 là 1 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm[5]. Khi Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lực thì thời hiệu này vẫn giữ nguyên[6]. Tuy nhiên pháp luật quy định thêm nội dung nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng thì người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân[7].

do đó khi nhận thấy quyền lợi của mình bị NSDLĐ xâm phạm thì bạn nên khởi kiện càng sớm càng tốt nếu như không muốn mất quyền khởi kiện.

Đây là 3 cách giải quyết cho NLĐ khi gặp trường hợp bị xâm phạm về quyền và lợi ích trong quá trình làm việc cho NSDLĐ. Các bạn có thể tham khảo và lưu ý nếu như mình có gặp phải thì cũng biết cách xử lý sao cho có lợi nhất.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về việc “Người lao động cần làm gì khi quyền lợi của mình bị xâm phạm?”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được góp ý, bổ sung.

Biên tập: Trần Thị Duyên

Cập nhật, bổ sung ngày 21.01.2021.

Người bổ sung: Lê Thị Tú Anh

LS hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 7.1 NĐ 24/2018

[2] Điều 15.1 NĐ 24/2018

[3] Điều 20 NĐ 24/2018

[4] Điều 20.1 NĐ 24/2018

[5] Điều 202, 207 BLLĐ 2012

[6] Điều 190.3, 194.3 BLLĐ 2019.

[7] Điêu 190.4 Bộ luật lao động 2019.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*