Mức xử phạt nồng độ cồn đối với các loại phương tiện giao thông phổ biến
Trật tự, an toàn giao thông từ trước đến nay vẫn luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà cả xã hội đều quan tâm. Theo thống kê từ đầu năm 2019 đến nay, tình hình trật tự, an toàn giao thông vẫn diễn biến khá phức tạp. Cụ thể: Đã xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả làm chết 73 người, bị thương 87 người. Những nguyên nhân dẫn đến các vấn nạn trên là lái xe quá tốc độ, địa hình khuất, mặt đường “xấu”, không đảm bảo cho sự di chuyển an toàn của các phương tiện. Tuy nhiên, gây bức xúc trong dư luận, xã hội là các vụ tai nạn do vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy, các chất kích thích khi điều khiển phương tiện giao thông.
Với mục tiêu, nhiệm vụ trong tâm đề ra là hạn chế tối đa số lượng các vụ tai nạn cũng như mức độ nghiêm trọng của chúng. Cùng với việc tuyên truyền, giáo dục về trật tự, an toàn giao thông trong quần chúng, nhà trường và các cơ sở thì các quy định xử phạt về việc vi phạm quy định khi điều khiển phương tiện giao thông cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng nặng khung hình phạt và mang tính chất răn đe hơn so với các quy định trước đó.
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các vụ tai nạn giao thông hiện nay là do việc điều khiển phương tiện giao thông trong trạng thái say xỉn, không làm chủ được tốc độ và tầm nhìn. Trên thực tế, có nhiều trường hợp người lái xe, mặc dù không cố ý vi phạm pháp luật giao thông. Họ vẫn kiểm soát lượng rượu, bia đủ mức để giữ được sự tỉnh táo khi lái xe. Tuy nhiên, khi không may bị cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn thì lại vượt quá nồng độ cho phép và bị xử phạt vi phạm hành chính. Cho nên, “uống bao nhiêu là đủ?” và “nồng độ cồn bao nhiêu là không vượt mức cho phép?” là những câu hỏi mà không ít người đang rất cần lời giải đáp.
Độ cồn là một số đo cụ thể dùng để chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong các rượu, bia tính theo số phần trăm thể tích. Nồng độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất có trong 100 ml dung dịch ở nhiệt độ 20 °C[1]. Dưới đây là các bảng liệt kê mức phạt nồng độ cồn chi tiết đối với các loại phương tiện giao thông chuyên dụng mà Luật Nghiệp Thành đã tổng hợp:
1) Mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô
MỨC PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE Ô TÔ | ||
Nồng độ cồn | Mức phạt tiền | Hình phạt bổ sung |
Dưới 50mg/100ml máu | 6 triệu – 8 triệu VNĐ[2] | Tạm giữ phương tiện 7 ngày[3] |
Dưới 0,25mg/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng[4] | |
Từ 50mg đến 80mg/100ml máu | 16 triệu – 18 triệu VNĐ[5] | Tạm giữ phương tiện 7 ngày[6] |
Từ 0,25 đến 0,4 mg/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng[7] | |
Trên 80mg/100ml máu | 30 triệu – 40 triệu VNĐ[8] | Tạm giữ phương tiện 7 ngày[9] |
Trên 0,4mg/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng[10] |
2) Mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện)
MỨC PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE GẮN MÁY | ||
Nồng độ cồn | Mức phạt tiền | Hình phạt bổ sung |
Dưới 50mg/100ml máu | 2 triệu – 3 triệu VNĐ[11] | Tạm giữ phương tiện 7 ngày[12] |
Dưới 0,25mg/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng[13] | |
Từ 50mg đến 80mg/100ml máu | 4 triệu – 5 triệu VNĐ[14] | Tạm giữ phương tiện 7 ngày[15] |
Từ 0,25 đến 0,4 mg/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng[16] | |
Trên 80mg/100ml máu | 6 triệu – 8 triệu VNĐ[17] | Tạm giữ phương tiện 7 ngày[18] |
Trên 0,4mg/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng[19] |
3) Mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng
MỨC PHẠT NỒNG ĐỘ CỒN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY KÉO, XE MÁY CHUYÊN DÙNG | ||
Nồng độ cồn | Mức phạt tiền | Hình phạt bổ sung |
Dưới 50mg/100ml máu | 3 triệu – 5 triệu nghìn VNĐ[20] | Tạm giữ phương tiện 7 ngày[21] |
Dưới 0,25mg/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng[22] | |
Từ 50mg đến 80mg/100ml máu | 6 triệu – 8 triệu VNĐ[23] | Tạm giữ phương tiện 7 ngày[24] |
Từ 0,25 đến 0,4 mg/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng[25] | |
Trên 80mg/100ml máu | 16 triệu – 18 triệu VNĐ[26] | Tạm giữ phương tiện 7 ngày[27] |
Trên 0,4mg/1 lít khí thở | Tước giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dụng) từ 22 – 24 tháng[28] |
4) Mức xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện)
Theo Luật phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 có tổng cộng 13 hành vi bị nghiêm cấm[29]. Trong đó, có hành vi “điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”[30]. Trước đó, Luật có quy định các mức xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như: đi không đúng làn đường, phần đường quy định; điều khiển phương tiện dàn hàng ngang; lạng lách, đánh võng,…[31] nhưng không quy định mức phạt đối với trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp điện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Do đó, người điều khiển phương tiện giao thông trong trường hợp này không bị xử phạt.
Tuy nhiên, theo Nghị định 100/2019, sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông, vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 có quy định các mức xử phạt vi phạm về “nồng độ cồn” đối với người đi xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) như sau:
Nồng độ cồn | Mức phạt tiền | Hình phạt bổ sung |
Dưới 50mg/100ml máu | 80 nghìn – 100 nghìn VNĐ[32] | Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng[33] |
Dưới 0,25mg/1 lít khí thở | ||
Từ 50mg đến 80mg/100ml máu | 2 trăm – 3 trăm VNĐ[34] | Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng[35] |
Từ 0,25 đến 0,4 mg/1 lít khí thở | ||
Trên 80mg/100ml máu | 4 trăm – 6 trăm VNĐ[36] | Tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng[37] |
Trên 0,4mg/1 lít khí thở |
Bên cạnh các giải pháp nhằm hạn chế tối đa số lượng các vụ tai nạn giao thông trên thực tế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Biện pháp giáo dục, tuyên truyền an toàn trật tự giao thông tại các cơ sở giáo dục, trường học, địa phương; Ban hành và áp dụng các hình thức chế tài nghiêm khắc mang tính chất răn đe triệt để; Tăng cường hình thức phạt nguội,…thì mỗi cá nhân, mỗi người dân chúng ta, với tư cách là tế bào của xã hội cũng cần phải tự trang bị kiến thức pháp luật cho mình, tích cực tham gia phong trào giữ gìn an toàn giao thông với slogan “Đã uống rượu bia thì không lái xe”, nâng cao ý thức của bản thân khi tham gia giao thông.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Mức xử phạt “nồng độ cồn” đối với các loại phương tiện giao thông phổ biến”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Võ Thị Minh Thương.
Người hướng dẫn: Luật sư Thuận
[1] Khoản 4 Điều 2 Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia 2019
[2] Điều 5.6.(c) Nghị định 100/2019
[3] Điều 82.1.(a) Nghị định 100/2019
[4] Điều 5.11.(e) Nghị định 100/2019
[5] Điều 5.8.(c) Nghị định 100/2019
[6] Điều 82.1.(a) Nghị định 100/2019
[7] Điều 5.11.(g) Nghị định 100/2019
[8] Điều 5.10.(a) Nghị định 100/2019
[9] Điều 82.1.(a) Nghị định 100/2019
[10] Điều 5.11.(h) Nghị định 100/2019
[11] Điều 6.6.(c) Nghị định 100/2019
[12] Điều 82.1.(b) Nghị định 100/2019
[13] Điều 6.10.(đ) Nghị định 100/2019
[14] Điều 6.7.(c) Nghị định 100/2019
[15] Điều 82.1.(b) Nghị định 100/2019
[16] Điều 6.10.(e) Nghị định 100/2019
[17] Điều 6.8.(e) Nghị định 100/2019
[18] Điều 82.1.(b) Nghị định 100/2019
[19] Điều 6.10.(g) Nghị định 100/2019
[20] Điều 7.6.(c) Nghị định 100/2019
[21] Điều 82.1.(c) Nghị định 100/2019
[22] Điều 7.10.(d) Nghị định 100/2019
[23] Điều 7.7.(b) Nghị định 100/2019
[24] Điều 82.1.(c) Nghị định 100/2019
[25] Điều 7.10.(đ) Nghị định 100/2019
[26] Điều 7.10.(a) Nghị định 100/2019
[27] Điều 82.1.(c) Nghị định 100/2019
[28] Điều 7.9.(e) Nghị định 100/2019
[29] Điều 5 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
[30] Khoản 6, Điều 5 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
[31] Điều 8 Nghị định 46/2016
[32] Điều 8.1.(q) Nghị định 100/2019
[33] Điều 82.1.(d)) Nghị định 100/2019
[34] Điều 8.3.(e) Nghị định 100/2019
[35] Điều 82.1.(d)) Nghị định 100/2019
[36] Điều 8.4.(c) Nghị định 100/2019
[37] Điều 82.1.(d) Nghị định 100/2019