Mức phạt khi vi phạm về cho mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

Mức phạt khi vi phạm về cho mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

Mức phạt khi vi phạm về cho mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

Hiện nay mô hình mua, thuê mua các căn nhà ở hình thành trong tương lai ngày càng phổ biến. Các căn nhà chỉ có móng sẵn và người mua cần đặt cọc hoặc thanh toán một khoản tiền trước để các công ty kinh doanh bất động sản bán, xây dựng tiếp phần nhà ở đó. Mô hình này được xem là một hình thức đầu tư, tuy nhiên, rủi ro trong giao kết các loại hợp đồng này vẫn rất lớn, cùng tìm hiểu cùng Luật Nghiệp Thành nhé!

Nhà ở hình thành trong tương lai là gì?

Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở chưa được xây dựng xong, vẫn đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng, chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất đó.[1]

Là một hình thức đầu tư bất động sản, đầu tư cho những giá trị luôn tăng trong tương lai trước sự phát triển nhanh chóng của dân cư và tốc độ phát triển kinh tế của nước nhà. Các cá nhân, doanh nghiệp chấp nhận những rủi ro pháp lý để sở hữu các căn nhà ở, tài sản chưa được hoàn thiện về cấu trúc cũng như giấy tờ pháp lý.[2]

Các loại hình nhà ở hình thành trong tương lai thường gặp: Móng nhà, đất chỉ mới được lên bản thiết kế nhà ở, đất chỉ có các giấy tờ quyền sở hữu đất của các chủ đầu tư,…

Bảo vệ pháp lý cho nhà ở hình thành trong tương lai

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Khung pháp lý dành cho các tài sản hình thành trong tương lai ở Việt Nam vẫn còn nhiều lỗ hỏng và không chắc chắn, dẫn đến nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng để trục lợi, gây hại cho khách hàng. Vì vậy, chế tài dành cho những đối tượng này được đánh mạnh nhằm cải thiện, phòng ngừa tình trạng cố tình vi phạm. Các hành vi kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai nếu bị vi phạm có thể phạt từ 400 triệu đến 600 triệu đồng.[3] Cụ thể:

Thứ nhất, công ty kinh doanh bất động sản bán, hoặc cho thuê mua các căn nhà ở hình thành trong tương lai cần có các hợp đồng bảo lãnh năng lực tài chính bởi các ngân hàng thương mại. Nhằm đảm bảo trường hợp công ty không giao nhà, hay không thực hiện hợp đồng, sẽ có một khoản tiền đền bù cho các cá nhân, tổ chức mua, thuê mua các căn nhà ở này.

Thứ hai, bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thu tiền không theo hợp đồng hoặc thu vượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng đã ký kết.

Thứ ba, từ chối xác nhận hợp đồng chuyển nhượng khi không có lý do chính đáng hay chuyển nhượng trái pháp luật. Như đã đề cập, sở hữu nhà ở hình thành trong tương lai là một hình thức đầu tư, vì vậy, nếu bên mua, thuê mua nhận thấy rủi ro, hoặc đầu cơ, vẫn có thể chuyển nhượng cho người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào các văn bản chuyển nhượng như vậy được bên quản lý chấp nhận, cũng như việc chuyển nhượng đúng pháp luật.

Bạn đọc tham khảo Điều kiện hộ gia đình cá nhân được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Bạn đọc tham khảo Các trường hợp văn phòng đăng ký đất đai từ chối thực hiện sang tên nhà đất

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Mức phạt khi vi phạm về cho mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 3.19 Luật Nhà ở 2014

[2] https://www.vietnamplus.vn/la-chan-phap-ly-cho-bat-dong-san-hinh-thanh-trong-tuong-lai/757678.vnp

[3] Điều 58.3(d) Nghị định 16/2022/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*