Một hộ kinh doanh được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm

Một hộ kinh doanh được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm

Một hộ kinh doanh được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm

Loại hình hộ kinh doanh (HKD) là một hình thức kinh doanh rất quen thuộc đối với nước ta, được xem là lựa chọn hàng đầu đối với những cá nhân, hộ gia đình kinh doanh với quy mô nhỏ. Với đặc điểm dễ quản lý, thủ tục đơn giản nên việc kinh doanh của hộ cũng không cần tiêu tốn nhiều nhân sự, hay phí duy trì hoạt động, mô hình cũng không phức tạp như doanh nghiệp. Nhưng hiện nay cũng có nhiều hộ kinh doanh hoạt động với quy mô trung bình và có nhu cầu muốn mở rộng kinh doanh thì sẽ có những lựa chọn như thế nào?

Hộ kinh doanh cũng có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp để có thể nắm bắt nhiều cơ hội và tiếp xúc được lượng khách hàng tiềm năng. Nhưng có không ít chủ hộ vẫn còn lo ngại về cách quản lý như một doanh nghiệp và nhiều vấn đề về nhân sự, kế toán, thuế. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định mới một hộ kinh doanh đã có thể lập địa điểm kinh doanh khác mà không phải kinh doanh tại một địa điểm như trước đây, điều đó sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các hộ kinh doanh hiện nay. Do đó, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu nội dung trên.

* Chú thích:

– Nghị định hết hiệu lực: Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp (hết hiệu lực từ ngày 04/01/2021)

– Nghị định có hiệu lực: Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp (có hiệu lực từ ngày 04/01/2021, thay thế Nghị định 78/2015)

  1. HKD được phép hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm

Tại Nghị định 01/2021 cũng đã loại bỏ quy định “chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm”. Và có nêu như sau “Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại”[1]

Và được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký.

Thông thường những hộ kinh doanh kinh doanh buôn bán hàng hóa (không phải là hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động)[2] so với trước đây chỉ được đăng ký tại một địa điểm thì bây giờ có thể mở nhiều địa điểm khác. chủ hộ kinh doanh chỉ được phép một cửa hàng để kinh doanh, nên diện tích đa phần sẽ không thể đáp ứng các việc vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, v.vkhi được cho phép mở nhiềuđịa điểm thì đây sẽ được xem là một thuận lợi vô cùng to lớn đối với các hộ kinh doanh sau này.

Chắc hẳn các chủ hộ kinh doanh sẽ có nhiều thắc mắc về việc thông báo đến cơ quan nhà nước như thế nào cũng như địa điểm kinh doanh đó sẽ hoạt động ra sao, có được phép kinh doanh hay chỉ là kho chứa hàng, v.v..? cơ quan thuế nào sẽ quản lý khi được bạn mở địa điểm ở nhiều địa bàn.

Đầu tiên, khái niệm “địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh” được nêu cụ thể như sau:

“Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là cửa hàng, cửa hiệu hoặc nơi cụ thể khác tiến hành hoạt động, kinh doanh của hộ kinh doanh”[3]

“Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh”[4]

Document

Như vậy, có thể thấy rõ hộ kinh doanh muốn mở địa điểm thứ hai, thứ ba, thứ tư, v.v… thì những địa điểm đó đều được phép hoạt động kinh doanh.

Vậy nếu hộ kinh doanh có nhiều địa điểm thì việc quản lý sẽ như thế nào?

Khi thành lập hộ kinh doanh sẽ được cấp mã số thuế 10 chữ số cho người đại diện hộ kinh doanh, tương ứng với MST thu nhập cá nhân của chủ hộ kinh doanh.

Còn với các địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh thì sẽ được cấp mã số thuế 13 chữ số.[5] Như đã đề cập ở trên, nếu thành lập địa điểm kinh doanh của hộ thì chủ hộ có trách nhiệm phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi bạn lập địa điểm kinh doanh đó. Tiếp đó, bạn sẽ được cấp MST 13 chữ số để cơ quan thuế dễ dàng quản lý các hoạt động của bạn.[6]

Vì được cấp mã số thuế và có phát sinh kinh doanh nên các địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký và đó cũng là nghĩa vụ về thuế của chủ hộ kinh doanh.[7]

Đăng ký thuế ở cơ quan nào?

Nơi nộp: Hộ kinh doanh sẽ nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh[8]

Hồ sơ bao gồm:

Tờ khai đăng ký thuế mẫu 03-ĐK-TCT;

Bảng kê cửa hàng phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);

– Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân.

Các chủ hộ nên có sự phân biệt rõ ràng các quy định về địa điểm kinh doanh của hộ và trụ sở kinh doanh của hộ.

Mỗi một cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được phép mở một hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc[9], và hộ kinh doanh đó sẽ được phép có nhiều địa điểm kinh doanh khác. Nhưng chỉ có một địa điểm được đăng ký trụ sở chính.

  1. Không giới hạn số lượng lao động

Khi hộ kinh doanh được phép thành lập được nhiều địa điểm kinh doanh thì điều đó sẽ dãn tới cần rất nhiều nguồn lực để vận hành hoạt động. Chính vì thế mà số lượng lao động của hộ kinh doanh không còn bị giới hạn là 10 người nữa. Cụ thể, nội dung quy định như sau

Khái niệm hộ kinh doanh tại Nghị định 78/2015 có nêu rõ “chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động”[10]. Luật Doanh nghiệp 2014 có nêu rõ “Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này”[11]. Trong khi đó Luật Doanh nghiệp 2020 thay thế cho Luật Doanh nghiệp 2014, đã bỏ nội dung trên.

Qua đó, có thể hiểu hộ kinh doanh từ bây giờ sẽ được phép sử dụng hơn 10 lao động, với hơn 10 lao động thì hộ kinh doanh không còn bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Một hộ kinh doanh được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh nhìn chung khá đơn giản và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, nếu các bạn không có thời gian hoặc e ngại thủ tục hành chính, Luật Nghiệp Thành sẵn sàng nhận dịch vụ Tư vấn Thành lập Hộ kinh doanh. Các bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 034 8457888 (Nguyễn Linh Chi-Trợ lý luật sư) để biết thêm chi tiết thủ tục.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 86 Nghị định 01/2021

[2] Điều 72 Nghị định 78/2015

[3] Điều 3.5 Thông tư 105/2020

[4] Điều 86.1 Nghị định 01/2021

[5] Điều 5.3.a, h Thông tư 105/2020/TT-BTC

[6] Điều 8.3.h Thông tư 105/2020/TT-BTC

[7] Điều 81.1 Nghị định 01/2021

[8] Điều 7.8 Thông tư 105/2020/TT-BTC

[9] Điều 80.2.a Nghị định 01/2021

[10] Điều 66.1 Nghị định 78/2015

[11] Điều 212.2 Luật Doanh nghiệp 2014

Document
Categories: Doanh nghiệp
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*