Hiện nay đối với các nhà chung cư có từ 20 căn hộ trở lên bắt buộc phải thành lập ban quản trị (BQT) nhà chung cư. Mục đích thành lập BQT nhà chung cư là để quản lý kiểm tra giám sát, giải quyết các yêu cầu của chủ sở hữu, người sử dụng chung cư. Quản lý sử dụng nguồn kinh phí cho chủ sở hữu đóng góp để bảo trì, duy trì hoạt động của chung cư, chi trả các chi phí dịch vụ thuê đơn vị vận hành, bảo vệ.
Đối với mô hình quản lý của BQT nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì lựa chọn một trong hai mô hình sau. Mô hình hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình hội đồng quản trị của hợp tác xã. [1]
Khi tiên hành tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu phải được 70% hộ tham dự thì mới đủ điều kiện tổ chức và bầu BQT. Lần thứ 2 trở đi thì hơn 50% để bãi nhiều, bầu mới, bầu bổ sung thành viên. Và hội nghị nhà chung cư phải biểu quyết thông qua 1 số vấn đề để BQT hoạt động.
BQT nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu có tư cách pháp nhân và có con dấu để sử dụng. Việc lựa chọn mô hình hoạt động của BQT nhà chung cư được thể hiện trong biên bản họp hội nghị nhà chung cư. [2]
BQT tòa nhà được phép đăng ký sử dụng con dấu sau khi có Quyết định công nhận Ban quản trị tòa nhà của UBND cấp Quận. [3]
Hồ sơ đăng ký sử dụng con dấu như sau:
- Bản sao Quyết định công nhận Ban quản trị tòa nhà của UBND cấp Quận;
- Giấy ủy quyền;
- Bản sao CMND hoặc CCCD của người được ủy quyền thực hiện thủ tục.
Nộp hồ sơ tại Phòng cảnh sát QLHC về TTXH – Công an thành phố Hồ Chí Minh.
Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về mô hình tổ chức hoạt động của ban quản trị nhà chung cư.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Minh Cơ
Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.
[1] Điều 3.5 Thông tư 28/2016/TT-BXD.
[2] Điều 17.1 Thông tư 02/2016/TT-BXD.
[3] Điều 8.15 NĐ 99/2016 NĐ-CP.