Xử lý ngày phép năm chưa nghỉ hết của NLĐ

Xử lý ngày phép năm chưa nghỉ hết của NLĐ

Ngày phép năm chưa nghỉ

Ngày phép năm chưa nghỉ (ngày nghỉ hằng năm) là một khoảng thời gian để NLĐ tái tạo lại sức lao động của mình trong một thời gian dài làm việc liên tục để đảm bảo sức khỏe cũng như tinh thần làm việc của người đó.

NLĐ làm việc cho NSDLĐ khi đủ 12 tháng trở lên sẽ được:

– Nghỉ 12 ngày làm việc (điều kiện làm việc bình thường),

– Nghỉ 14 ngày làm việc (điều kiện làm nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, là người khuyết tật),

– Nghỉ 16 ngày làm việc (người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)[1].

* Đối với NLĐ chưa làm đủ 12 tháng thì ngày phép của NLĐ được tính như sau:[1]

(Số ngày nghỉ hàng năm + Số ngày được tăng thêm (thâm niên) X Số tháng làm việc thực tế /năm)/12 tháng

Nếu kết quả có số lẻ < 0.5 thì làm tròn xuống, nếu >0.5 thì sẽ được tính là 1 ngày phép. Ví dụ, nếu kết quả là 6.3 thì số ngày phép là 6 ngày, nếu kết quả là 6.5 thì số ngày phép ở đây sẽ được tính là 7 ngày.

Thực tế để dễ dàng hơn, NSDLĐ và NLĐ tính bằng cách NLĐ làm việc được bao nhiêu tháng sẽ tương ứng với bấy nhiêu ngày phép (trừ các trường hợp đặc biệt). Ngoài ra cứ 5 năm làm việc cho một NSDLĐ thì sẽ được cộng thêm 1 ngày phép vào tổng số ngày phép mà mỗi năm được nghỉ.[2]

 

* Cách tính tiền tiền lương chi trả cho NLĐ khi chưa nghỉ hết ngày phép năm:

Document

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ phép hàng năm thì tiền lương chi trả cho NLĐ là số tiền lương theo HĐLĐ của tháng trước liền kề tháng mà NLĐ thôi việc, bị mất việc làm.[3] Và cách tính với trường hợp NLĐ chưa nghỉ hàng năm cũng tương tự như trên.

Hiện tại chỉ có Nghị định 145/2020 có quy định với nội dung trên nhưng chỉ mới đề cập đến trường hợp do thôi việc, mất việc làm. Tuy nhiên, nếu NLĐ vẫn còn làm việc tại doanh nghiệp thì sẽ tính tiền lương căn cứ như thế nào. Có nghĩa quy định trên sẽ không có lợi cho người NLĐ, tuy nhiên tại Nghị định 05/2015 tại BLLĐ 2012 (đã hết hiệu lực) đều có quy định về trường hợp vẫn làm việc tại DN. Hơn nữa, Bộ luật lao động cũng đề cập đến Chính phủ quy định chi tiết về Nghỉ hàng năm. Nên trong thời gian đầu có hiệu lực, chúng ta vẫn nên đợi một thời gian để áp dụng những Nghị định của Chính phủ có thể sẽ ban hành trong tương lai. Luật Nghiệp Thành sẽ liên tục cập nhật cho Qúy bạn đọc những quy định có liên quan.

Về thời gian làm việc của NLĐ để được tính ngày phép năm chưa nghỉ sẽ bao gồm[2]:

– Là Thời gian học nghề, tập nghề[4] khi hết thời gian học nghề, tập nghề nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho NSDLĐ.

– Là Thời gian thử việc nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc cho NSDLĐ sau khi đã hết thời gian thử việc

– Là thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương khi:

+ Kết hôn: Nghỉ 3 ngày

+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết:  Nghỉ 03 ngày.

nhưng NLĐ phải thông báo trước với NSDLĐ.

– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu NSDLĐ đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng/năm.

– Thời gian nghỉ việc do tai nạn lao động hoặc điều trị bệnh nghề nghiệp nhưng tổng thời gian nghỉ tối đa là 6 tháng.

– Thời gian NLĐ nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng/năm

– Thời gian hưởng chế độ thai sản, bạn có thể tham khảo bài chia sẻ “Thủ tục giải quyết chế độ thai sản khi sinh con” tại web.

– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc.

– Thời gian NLĐ bị ngừng việc không do lỗi của mình

– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Việc sử dụng ngày phép năm chưa nghỉ do NLĐ quyết định nhưng phải được sự đồng ý của NSDLĐ. Nếu NLĐ thỏa thuận được với NSDLĐ thì có thể cộng dồn ngày phép 3 năm 1 lần hoặc phân bổ ngày phép trong năm để nghỉ ngơi hợp lý. Nhưng NSDLĐ có quyền bắt NLĐ phải nghỉ phép theo quy định để nhằm mục đích tái tạo sức lao động cho NLĐ hoặc trừ vào ngày nghỉ phép năm những ngày nghỉ đi du lịch do doanh nghiệp tổ chức. Trong trường hợp những ngày phép này không được NLĐ sử dụng hết mà NSDLĐ có quy định sẽ trả lương cho những ngày chưa nghỉ hết phép này thì đến cuối năm tổng kết, NSDLĐ sẽ chi trả tiền lương cho những ngày phép mà NLĐ chưa nghỉ.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Xử lý ngày phép năm chưa nghỉ hết của NLĐ”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Trần Thị Duyên

Cập nhật, bổ sung ngày 25.01.2021.

Người bổ sung: Nguyễn Linh Chi.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 113 Bộ luật lao động 2019

[2] Điều 65 Nghị định 145/2020

[1] Điều 113 BLLĐ 2019, Điều 66 Nghị định 145/2020

[2] Điều 114 BLLĐ 2019

[3] Điều 67.3 Nghị định 145/2020, Điều 113.3 BLLĐ 2019

[4] Điều 61 Bộ luật Lao động 2019

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Lao động
Tags: tag

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*