Quy định pháp luật về người lao động khuyết tật

Quy định pháp luật về người lao động khuyết tật

Quy định pháp luật về người lao động khuyết tật

Người lao động khuyết tật

Nhìn từ thực tiễn cuộc sống, khoảng thời gian trước đây các vấn đề liên quan đến người lao động khuyết tật chỉ được mọi người tiếp cận dưới góc nhìn: “Những người khuyết tật là những đối tượng cần nhận được sự hỗ trợ từ phía cộng đồng xã hội”, điều đó đã khiến những người lao động khuyết tật, kém may mắn hơn chúng ta phải chịu nhiều tổn thương sâu sắc và gánh lấy những thiệt thòi không đáng có vì sự hòa nhập có phần hạn chế từ phía cộng đồng.

Tuy nhiên hôm nay đã khác, bằng sự nổ lực và cố gắng của mình, những người khuyết tật đã chứng minh có những việc người lành lặn bình thường làm được thì họ cũng làm được, điều đó cũng khiến những người có cái nhìn thiển cận dần tỉnh ngộ và hòa nhập hơn, vị thế của người khuyết tật cũng ngày lên cao. Đặc biệt trong xu thế nước ta hội nhập kinh tế, yêu cầu về nguồn nhân lực đông đảo và đoàn kết trên mọi mặt trận, trong đó có vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động người khuyết tật ngày càng được chú trọng. Cũng vì lẽ đó bài viết dưới đây, xin được chia sẻ các quy định pháp luật người lao động khuyết tật cũng như người sử dụng lao động khuyết tật cần biết để bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động khuyết tật:

(i)  Đối với người lao động khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, thì pháp luật nghiêm cấm NSDLĐ khuyết tật không được quyền yêu cầu hay chấp nhận cho NLĐKT làm thêm giờ hoặc làm thêm vào ban đêm.

(ii) NSDLĐ khuyết tật, không được để NLĐKT của mình làm những công việc nặng nhọc, quá khả năng, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại trong danh mục do Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế phối hợp ban hành.[1]

Trong  trường hợp vi phạm các hành vi bị cấm, NSDLĐ còn có thể bị phạt tiền với mức phạt thấp nhất từ 1 triệu đến 3 triệu đồng (vi phạm từ 1 đến dưới 10 người) và mức phạt cao nhất từ 10 đến 15 triệu đồng khi (vi phạm từ 100 người trở lên)[2].Lưu ý mức phạt trên  áp dụng với đối với cá nhân, riêng tổ chức phạt gấp đôi.[3]

NSDLĐ khuyết tật không được quyền từ chối tuyển dụng lao động khuyết tật đủ tiêu chuẩn:

Theo quy định pháp luật hiện hành thì NSDLĐ  khuyết tật bao gồm các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động, không được từ chối tuyển dụng người lao động khuyết tật đủ tiêu chuẩn hoặc đưa ra các tiêu chuẩn trái với quy định pháp luật, cản trở cơ hội có được việc làm, để nuôi sống bản thân và gia đình của họ[4]. Đối với các hành từ chối tuyển dụng lao động khuyết tật có thể bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng.(Tổ chức phạt gấp đôi)[5].

Sau khi đã tuyển dụng NLĐ khuyết tật vào làm, NSDLĐ khuyết tật cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

(i) Đảm bảo về công cụ, điều kiện và an toàn lẫn vệ sinh lao động cho NLĐ khuyết tật và phải thường xuyên chú ý và chăm sóc sức khỏe cho họ.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

(ii) Phải đảm bảo các quyết định ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của NLĐ khuyết tật của NSDLĐ phải được tham khảo ý kiến từ NLĐ khuyết tật[6].

Trong trường hợp không đảm bảo các yêu cầu trên, NSDLĐ có thể bị phạt từ 1 đến 15 triệu đồng. (tổ chức phạt gấp đôi)[7]

Các chính sách ưu đãi đối với tổ chức sử dụng lao động là người khuyết tật:

Đối với doanh nghiệp sử dụng từ 30% số lao động bình quân trong năm là người khuyết tật[8] và có số lao đông bình quân trong năm từ 20 người trở lên thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ lĩnh vực tài chính và kinh doanh bất động sản)[9] và được hưởng các chính sách ưu đãi khác chẳng hạn như là được hỗ trợ kinh phí đế cải tạo lại môi trường làm việc phù hợp với người khuyết tật, căn cứ theo số người lao động khuyết tật, mức độ tàn tật, trong cơ sở sản xuất kinh doanh của công ty đó.

Song với đó, tổ chức (NSDLĐKT) còn được vay vốn ưu đãi với lãi suất ưu đãi từ Qũy quốc gia về việc làm[10], vay vốn ưu đãi từ dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng chính sách xã hội và được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng theo quy định pháp luật. Riêng đối với doanh nghiệp sử dụng từ 70% người lao động khuyết tật thì được miễn tiền thuê đất, mặt bằng phục vụ cho  cơ sở, sản xuất kinh doanh, giảm phân nửa tiền thuê đất, mặt bằng khi sử dụng từ 30 đến dưới 70% người lao động khuyết tật.

Tuy nhiên, tổ chức sử dụng lao động cũng cần lưu ý rằng, trong thời gian được miễn, giảm tiền thuế thì không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất, mặt bằng và đặc biệt không được bảo lãnh, cầm cố, thế chấp, góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất, mặt bằng theo quy định pháp luật về đất đai.[11]

Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ngày nghỉ hằng năm của người khuyết tật:

Theo quy định pháp luật hiện hành, thì thời giờ làm việc của người lao động không quá 8 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 1 tuần.[12] Do đó người lao động khuyết tật cũng như người lao động bình thường khác mà không được hưởng bất kỳ một ưu đãi nào về thời giờ làm việc, quy định này nhằm tạo lập sự bình đẳng và cơ hội việc làm cho người khuyết tật nhưng như vậy thì lại không hợp lý.

Đa phần vì lý do chủ yếu này là hạn chế thời giờ làm việc của người khuyết tật, ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp, mà các nhà tuyển dụng có tâm lý ngại tuyển người khuyết tật. Thiết nghĩ, thời gian tới pháp luật lao động cần điều chỉnh lại cũng như có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa để đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật, để họ có thêm thời gian nghỉ ngơi trong quảng thời gian lao động mệt mỏi, để hồi phục để lao động với năng suất tốt nhất.

Về ngày nghỉ hằng năm, so với người lao động bình thường thì người khuyết tật được nghỉ hơn 02 ngày, cụ thể là nghỉ 14 ngày trong 1 năm.[13]

Xem thêm các bài viết liên quan đến lao động tại đây.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Quy định pháp luật về người lao động khuyết tật”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Ngày cập nhập, bổ sung: 14.10.2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Điều 160 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 13.2 Nghị định 144/2013/NĐ-CP về quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em

[3] Điều 3.2 Nghị định 144/2013/NĐ-CP về quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em

[4] Điều 33.2 Luật người khuyết tật năm 2010.

[5] Điều 13.1 Nghị định 144/2013/NĐ-CP về quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em

[6] Điều 159 Bộ luật lao động 2019

[7] Điều 13.2 Nghị định 144/2013/NĐ-CP về quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em.

[8] Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của người lao động khuyết tật

[9] Điều 4.4  Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013

[10] Điều 158 Bộ luật lao động 2019

[11] Điều 9.1đ Nghị định 28/2012/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của người lao động khuyết tật

[12] Điều 105.1 Bộ luật lao động 2019

[13] Điều 114 Bộ luật lao động 2019

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*