Nghĩa vụ thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc

Nghĩa vụ thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc

Nghĩa vụ thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc

Hỏi:

Thời hạn thông báo

Công ty tôi có nhận 2 người lao động (NLĐ) thử việc trong thời gian 2 tháng (từ ngày 15/7 đến 14/9). Tuy nhiên trong khi thử việc, họ không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Do đó, chưa hết thời gian thử việc công ty đã ra quyết định chấm dứt thời gian thử việc mà không thông báo trước với NLĐ. Công ty tôi làm vậy có được hay không?

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật, cả hai bên (NSDLĐ, NLĐ) đều có quyền chấm dứt/hủy bỏ hợp đồng thử việc trong thời gian thử việc mà không cần báo trước nếu như một trong hai bên không đạt yêu cầu đã thỏa thuận[1]. Do đó, công ty có quyền chấm dứt thời gian thử việc sớm hơn thời gian thỏa thuận trong hợp đồng thử việc mà không cần thông báo cho NLĐ và không phải bồi thường.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Trước đây, nếu như công ty vẫn cho NLĐ thử việc đến hết thời gian thử việc (60 ngày) thì công ty phải có nghĩa vụ thông báo trước ít nhất 03 ngày cho người lao động về kết quả công việc NLĐ đã làm thử[2]. Nếu vi phạm nghĩa vụ thông báo công ty (NSDLĐ) sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi cá nhân vi phạm[3].

Tuy nhiên, từ khi Bộ luật lao động 2019 và Nghị định hướng dẫn số 145/2020/NĐ-CP được ban hành thì thời hạn thông báo kết quả thử việc không được quy định cụ thể. Tuy nhiên, đối với NSDLĐ không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt đã nêu trên[4], đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp đôi[5].

Việc thông báo trước tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ tìm kiếm một công việc mới nếu như NLĐ không được ký hợp đồng lao động.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về “Nghĩa vụ thông báo chấm dứt HĐ thử việc”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Nguồn: Tổng hợp

Cập nhật, bổ sung: ngày 25/01/2021

Người bổ sung: Lê Thị Tú Anh

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 09/02/2022

Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như

[1] Điều 27.2 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 7.1 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

[3] Điều 1.5 Nghị định 88/2015/NĐ-CP

[4] Điều 10.1.b Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[5] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*