Cách tính lương hưu và mức hưởng BHXH 1 lần

Cách tính lương hưu và mức hưởng BHXH 1 lần

Cách tính lương hưu và mức hưởng BHXH 1 lần

Anh Nguyễn Văn A sinh ngày 25/12/1958 làm bảo vệ cho 1 công ty và tham gia BHXH từ tháng 7/2000 đến 12/2018 anh A đã đủ 60 tuổi đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm BHXH (đã tham gia 18 năm 6 tháng). Hiện anh A đang bị bệnh phổi, không đủ sức tiếp tục đi làm. Anh muốn được hướng dẫn cách tính lương hưu, tư vấn nên nhận BHXH 1 lần hay đóng thêm đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu ngay từ tháng 1/2019. Anh đã tham gia BHTN từ năm 2009; hoàn cảnh gia đình anh A thuộc dạng khó khăn, có vợ và 2 người con đã có gia đình vừa đủ ăn, ở không dư.

Cách tính lương hưu

Dựa vào thông tin anh A cung cấp thì cách tính lương hưu và mức hưởng BHXH 1 lần cụ thể như sau:

Mức lương đóng BHXH của anh A qua các năm.

Thời gian đóng BHXHMức lương đóng BHXH chưa điều chỉnh (VNĐ)
07/2000 đến 06/2003                                                                       250.000
07/2003 đến 09/2006                                                                       400.000
10/2006 đến 06/2007                                                                       765.000
07/2007 đến 12/2007                                                                   2.000.000
01/2008 đến 06/2008                                                                   2.400.000
07/2008 đến 04/2010                                                                   2.800.000
05/2010 đến 03/2011                                                                   3.108.000
04/2011 đến 12/2011                                                                   3.600.000
01/2012 đến 08/2014                                                                   4.000.000
09/2014 đến 04/2015                                                                   4.300.000
05/2015 đến 07/2015                                                                   4.730.000
08/2015 đến 12/2016                                                                   4.950.000
01/2017 đến 10/2017                                                                   5.800.000
11/2017 đến 12/2017                                                                   6.500.000
01/2018 đến 07/2018                                                                   7.000.000
08/2018 đến 12/2018                                                                   7.300.000

Do đây là mức lương đóng BHXH từ năm 2000 đến năm 2018 tỉ giá tiêu dùng và giá trị đồng tiền đã thay đổi trượt giá hơn. Nên khi tiến hành tính mức lương bình quân để đóng BHXH phải tiến hành điều chỉnh mức lương theo hệ số của bảng sau:

NămTrước 1995199519961997199819992000200120022003200420052006
Mức điều chỉnh4,563,873,663,543,293,153,203,213,093,002,782,572,39
Năm200720082009201020112012201320142015201620172018 
Mức điều chỉnh2,211,791,681,541,301,191,111,071,061,041,001,00 

Cách tính như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm=Bình quân tiền lương đóng BHXH từng nămXMức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
Dựa trên công thức trên ta sẽ tính được mức lương sau khi điều chỉnh của anh A như sau:
Thời gian tham gia BHXHTiền lương đóng BHXH
đã được điều chỉnh
Số thángTổng tiền lương
trong một năm (đồng)
07/2000 đến 12/2000800.0006             4.800.000
01/2001 đến 12/2001802.50012             9.630.000
01/2002 đến 12/2002772.50012             9.270.000
01/2003 đến 12/2003975,00012           11,700,000
01/2004 đến 12/20041,112,00012           13,344,000
01/2005 đến 12/20051,028,00012           12,336,000
01/2006 đến 12/20061,174,08812           14,089,050
01/2007 đến 12/20073,055,32512           36,663,900
01/2008 đến 12/20084,654,00012           55,848,000
01/2009 đến 12/20094.872.00012           58.464.000
01/2010 đến 12/20104.628.21312           55.538.560
01/2011 đến 12/20114.520.10012           54.241.200
01/2012 đến 12/20124.760.00012           57.120.000
01/2013 đến 12/20134.440.00012           53.280.000
01/2014 đến 12/20144.387.00012           52.644.000
01/2015 đến 12/20154.959.03312           59.508.400
01/2016 đến 12/20165.148.00012           61.776.000
01/2017 đến 12/20175.891.66712           70.700.000
01/2018 đến 12/20187.109.09112           85.309.091

 

Thời gian đóng thêm để hưởng lương hưuTiền lương đóng BHXH
đã được điều chỉnh
Số thángTổng tiền lương
trong một năm (đồng)
01/2019 đến 12/20197.000.00012           84.000.000
01/2020 đến 06/2020            7.000.0006           42.000.000
  1. Trường hợp 1 nếu anh A nhận BHXH 1 lần:

Mức lương bình quân tính đến tháng 12 năm 2018 là:

(Cộng tất cả các tháng đóng BHXH từ 7/2000 đến 12/2018)/(Tổng số tháng đóng BHXH)=> Lương bình quân đóng BHXH[1].

(776.262.201)/(222) = 3.496.677 VNĐ

Document

Tính mức hưởng BHXH 1 lần như sau[2]:

Thời gian đóng BHXH
Từ 07/2000 đến 12/2013
Mỗi năm được 1,5 tháng lương bình quân
Thời gian đóng BHXH
Từ 01/2014 đến 12/2018
Cộng 6 tháng lẻ trước ngày 1 tháng 1 2014
Mỗi năm được 2 tháng lương bình quân
Tổng cộng lãnh tiền đóng BHXH một lần
13 năm x 3.496.677 đồng x 1,5 = 68.185.202 đồng6 năm x 3.496.677 x 2 = 41.960.124 đồng110.145.326 đồng

Tính trợ cấp thôi việc cho anh A dựa trên thời gian anh chưa tham gia BHTN từ 7/2000 đến 12/2008:

Tính trợ cấp thôi việc từ 07/2000 đến 12/2008Lương bình quân tính trợ cấp thôi việc
07/2018 đến 12/2018
Thành tiền trợ cấp thôi việc
9 năm, mỗi năm được 0,5 tháng tiền lương bình quân                                                                   7.250.000 đồng(9 x 7,250,000 x 0,5)= 32.625.000 đồng

Tổng tiền lãnh được:

110.145.326 đồng (BHXH) + 32.625.000 đồng (trợ cấp thôi việc) = 142.770.326 đồng

  1. Trường hợp đóng tiếp 1 năm 6 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu:

Mức tiền phải đóng 1 lần cho 18 tháng còn lại là: 27.702.270 đồng[3].

Mức lương bình quân tính đến tháng 6 năm 2020 là:

(Cộng tất cả các tháng đóng BHXH từ 7/2000 đến 06/2020)/(Tổng số tháng đóng BHXH)=> Lương bình quân đóng BHXH.

(929.964.471)/(240) = 3.874.852 đồng

Cách tính lương hưu cụ thể như sau: Anh A nghỉ hưu năm 2018 và đóng đủ 20 năm BHXH nên mức hưởng BHXH của anh được tính như sau: đủ 15 năm được 45% và mỗi năm thêm được 2% từ đó suy ra anh A được hưởng 53% mức lương bình quân đóng BHXH.

Mức hưởng lương hưu: 53% x 3.874.852 = 2.053.672 đồng

  1. Tư vấn cho anh A nên chọn phương án nào:

Theo hoàn cảnh gia đình của anh A thì nếu lãnh BHXH một lần thì có thể trong vòng 1 năm gia đình anh sẽ sử dụng hết số tiền này. Lấy ví dụ con trai anh sẽ hỏi mượn vốn làm ăn, anh có tiền sẽ mua sắm đồ đạt cho gia đình hoặc chẳng may bệnh tình anh trở nặng thì số tiền này sẽ sử dụng để chạy chữa cho anh. Vậy là sau chưa đầy 1 năm anh sẽ không còn bất kỳ nguồn thu nhập nào nữa.

Nên Luật Nghiệp Thành khuyên anh nên đóng tiếp để nhận lương hưu. Vì sau này hàng tháng anh vẫn có hơn 2 triệu để sử dụng cho cuộc sống hằng ngày đến cuối đời không phải trông chờ vào sự giúp đỡ của ai. Hai triệu không phải là nhiều nhưng đối với người già tâm lý tiền của mình thì có thể chủ động chi tiêu cho bản thân, gia đình mà không phải trong mong vào các con khi các con cũng chỉ lo được cho gia đình của con. Ngoài ra Anh còn có BHYT theo chế độ hưu trí để lo cho bệnh tình của mình sau này. Chưa kể mức hưởng lương hưu mỗi năm Chính phủ cam kết sẽ  tăng 7% từ nay đến năm 2020 theo Phát biểu của phó thủ tướng tại cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV nên phần nào đảm bảo cuộc sống của anh khi càng về già.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về một tình huống thực tế liên quan đến cách tính lương hưu và phương án lựa chọn khi đến tuổi nghỉ hưu của người lao động sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Bạn có thể xem thêm các bài viết liên quan đến BHXH tại đây.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Cơ

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Điều 9.2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP

[2] Điều 1.2 Nghị quyết 93/2015/QH13

[3] Điều 9 Thông tư 01/2016 BLĐTBXH

Document
Categories: Lao động
Tags: tag

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*