Làm sao để biết quầy thuốc giả hay thật?

Làm sao để biết quầy thuốc giả hay thật?

Làm sao để biết quầy thuốc giả hay thật?

Sau một thời gian dịch bệnh kéo dài, trong tủ nhà của ai cũng dự trữ các loại thuốc đề kháng, thuốc giảm sốt,… Ở Việt nam, việc mua các loại thuốc nêu trên rất đơn giản, thông thường không cần toa đơn vẫn có thể ra quầy thuốc mua các loại thuốc mình cần. Điều này vô tình gây ra thiệt hại về sức khỏe, tính mạng nếu chúng ta phản ứng với thuốc mà chúng ta không hề hay biết. Chính vì thói quen của người dân, nhiều nhà thuốc, quầy thuốc bán lẻ mọc lên khắp nơi, vậy làm thế nào ta biết rằng đây là một cơ sở uy tín có dược sĩ chuyên môn? Cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu bạn nhé!

Điều kiện để mở quầy thuốc bán lẻ?

Hiện nay, theo pháp luật hiện hành, quầy thuốc, nhà thuốc bán lẻ cần đáp ứng hai điều kiện sau để có thể mở bán:

Thứ nhất, có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược[1]. Cụ thể yêu cầu về cơ sở vật chất như địa điểm cố định, xây dựng chắc chắn, bố trí nơi cao ráo, an toàn, có các khu vực bảo quản thuốc…[2]

Thứ hai, người bán thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề dược.[3] Để có thể được cấp Chứng chỉ hành nghề dược, cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

1. Có bằng Dược sĩ; hoặc các bằng đại học ngành y, sinh học, hóa học; các bằng cao đẳng, trung cấp ngành dược, y,…[4]

2. Có thời gian thực hành chuyên môn tại các cơ sở như quầy thuốc, nhà thuốc, bệnh viện, cơ sở nghiên cứu dược,…[5]

3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề.[6]

4. Không đang trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự hay bị cấm hành nghề.

Document

Sau khi đáp ứng các điều kiện nêu trên, bạn cần thi để xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược tại các cơ sở có thẩm quyền.

Làm sao để phân biệt được quầy thuốc thật hay giả?

Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nào quy định về cách kiểm tra tính pháp lý của các quầy thuốc tại Việt Nam. Việc phát hiện và xử phạt chỉ diễn ra khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành rà soát, phát hiện và xử lý theo quy định pháp luật. Mặc dù vậy, bạn cũng có thể kiểm tra nhanh tính hợp pháp của quầy thuốc để tránh mua sai, nhầm thuốc giả như sau:

Thứ nhất, điều kiện để có thể mở quầy thuốc, nhà thuốc bán lẻ là nơi cao ráo, sạch sẽ, có bảng hiệu rõ ràng. Vì vậy, bạn nên tránh các quầy thuốc không có biển hiệu, nằm ở những ngõ nhỏ, không đảm bảo vệ sinh môi trường, không đầy đủ cơ sở vật chất bán thuốc.

Thứ hai, các bảng hiệu của quầy bán thuốc cần đáp ứng đầy đủ nội dung sau: Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); tên cơ sở kinh doanh; số đăng ký kinh doanh; địa chỉ; điện thoại.[7] Từ đó, bạn có thể tra tính hợp pháp của quầy thuốc trên dangkykinhdoanh nếu là doanh nghiệp, trường hợp là hộ kinh doanh bạn có thể yêu cầu dược sỹ, người bán thuốc của quầy thuốc cung cấp giấy GPP (giấy chứng nhận thực hành nhà thuốc tốt) để đảm bảo tính pháp lý của quầy thuốc.[8]

Thứ ba, chọn lựa các quầy thuốc, nhà thuốc lớn để đảm bảo tính hợp pháp của quầy thuốc.

Mức xử phạt đối với quầy thuốc giả mạo?

Kinh doanh dược là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy những quầy thuốc không đáp ứng đầy đủ các giấy tờ để hành nghề kinh doanh, có thể bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng.[9] Ngoài ra, quầy thuốc giả còn có thể bị phạt về lỗi cung cấp thông tin không đầy đủ, không có chứng cứ xác minh cho người tiêu dùng từ 10 triệu đến 30 triệu đồng.[10]

Bạn đọc tham khảo Xử lý hành vi vi phạm hành vi sử dụng thuốc hết hạn trong cơ sở khám chữa bệnh

Bạn đọc tham khảo Xư phạt vi phạm về quảng cáo thuốc trên các phương tiện điện tử

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Làm sao để biết quầy thuốc giả hay thật?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 32.2(đ) Luật Dược 2016

[2] Điều 5.10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP

[3] Điều 31.5(e) Nghị định 54/2017/NĐ-CP

[4] Điều 13.1 Luật Dược 2016

[5] Điều 19.1 Nghị định 54/2017/NĐ-CP

[6] Điều 13.3 Luật Dược 2016

[7] Điều 34 Luật Quảng cáo 2012

[8] https://medipharusa.com/gpp-la-gi-tai-sao-can-dat-chung-nhan-gpp-khi-mo-nha-thuoc.

[9] Điều 6.3(a) Nghị định 98/2020/NĐ-CP

[10] Điều 6.3(a) Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*