Kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Hỏi:

Tôi kinh doanh cửa hàng thời trang trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Vừa qua có người tới chào hàng một lô quần áo Trung Quốc với giá rất rẻ. N

hưng khi mua lô quần áo thì lại không có hóa đơn nhập khẩu để chứng minh xuất xứ. Nếu tôi kinh doanh số hàng trên thì có được hay không thưa Luật sư?

Trả lời:

Kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Hàng hóa nhập khẩu phải có hóa đơn chứng từ chứng minh xuất xứ và được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam thì mới được lưu thông trên thị trường. Hóa đơn chứng từ hợp pháp thường là tờ khai hải quan và phải được hải quan đóng dấu xác nhận. Nếu không có các giấy tờ chứng minh hàng hóa được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam thì đó là hàng hóa nhập lậu. [1]

Nhà nước cấm các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là để bảo vệ thị trường trong nước luôn ổn định. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, thất thu ngân sách nhà nước, doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ không cạnh tranh lại vì phải bỏ ra chi phí cao hơn.

Nếu bạn kinh doanh số quần áo nhập lậu như mô tả ở trên, bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu số hàng trên và phải nộp lại số tiền thu được từ việc kinh doanh số hàng hóa nhập lậu trên.

Mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là từ 200.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của cá nhân[2]. Mức phạt này từ ngày 15 tháng 10 năm 2020 sẽ là từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng. [3]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Nếu thuộc trường hợp người kinh doanh là người trực tiếp nhập lậu thì sẽ bị phạt gấp hai lần mức phạt ban đầu đôi với hành vi vi phạm[4]. Từ ngày 15 tháng 10 năm 2020 quy định này sẽ được thay đổi như sau:

Trường hợp người kinh doanh là người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt gấp hai lần mức phạt ban đầu đối với hành vi vi phạm. [5]

Trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt gấp hai lần mức phạt đối với cá nhân vi phạm. [6]

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, việc buôn bán hàng hóa nhập lậu còn có thể bị xử lý hình sự với tội buôn lậu. Mức phạt từ 3 tháng đến 15 năm tù tùy thuộc vào mức độ của hành vi buôn bán hàng nhập lậu. [7]

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:[8]

  • Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp;
  • Quản lý thị trường trừ Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ;
  • Trưởng phòng công an cấp huyện trở lên.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Cơ

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 3.6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

[2] Điều 17.1 Nghị định 185/2013/NĐ-CP.

[3] Điều 15.1 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

[4] Điều 1.14 Nghị định 124/2015/NĐ-CP.

[5] Điều 15.2.a Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

[6] Điều 4.4 Nghị định 98/2020 NĐ-CP.

[7] Điều 1.38.a Luật sửa đổi bổ sung Bộ Luật Hình sự 2017.

[8] Chương 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Doanh nghiệp

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*