Không triển khai các gói bảo hiểm liên quan đến dịch Covid-19

Không triển khai các gói bảo hiểm liên quan đến dịch Covid-19

Không triển khai các gói bảo hiểm liên quan đến dịch Covid-19

Ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện và số ca nhiễm bắt đầu gia tăng, những doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã liên kết với một số ngân hàng tung ra các gói rất hấp dẫn, gọi chung là Bảo hiểm Corona. Qua loại bảo hiểm này, người mua sẽ được đảm bảo rủi ro nếu nhiễm virus SARS-CoV-2 và các quyền lợi khác tùy thuộc vào loại gói mà họ đã chọn. Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ vừa có quy định về việc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung trên.

Thông tin về bảo hiểm Corona

Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm như: Bảo hiểm Bảo Việt, Viễn Đông, Manulife, VBI, PVI, MIC, PTI, VNI, BSH… đã tung ra nhiều loại hình bảo hiểm virus Corona và có các mức giá cạnh tranh như nhau.[1] Ngoài ra, về mảng thương mại điện tử cũng có những gói bảo hiểm này như Ví điện tử Momo, VinID, v.v…

Hiện nay, về phí bảo hiểm Corona mà các doanh nghiệp cung cấp có dao động từ 100.000 – 500.000 đồng/gói. Có gói phí lên đến hoặc hơn 1 triệu đồng. Gồm các gói đa dạng theo 3 tháng, 6 tháng và một năm. Và có đề cập quyền lợi khoảng 100 triệu đồng/vụ đối với tử vong do virus Corona và còn trợ cấp khoảng hoặc hơn 300.000 đồng mỗi ngày nằm viện do virus này. Ngoài nguyên nhân do virus, còn có mở rộng phạm vi đối với tai nạn và bệnh tật.

Quy định

Theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Đã thông qua ý kiến và đưa ra hướng dẫn như sau:

Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh Covid-19.[2] Và quy định này có hiệu lực vào ngày 31/03/2020.

Vì vậy, các doanh nghiệp đã tung ra loại bảo hiểm này bắt đầu từ ngày 31/03/2020, phải tạm ngưng việc giới thiệu và triển khai bảo hiểm Corona.

Document

Vậy tại sao Thủ tướng Chính phủ lại có chính sách trên?

Thực tế, Covid-19 là một đại dịch nguy hiểm và có diễn biến phức tạp. Có nhiều câu hỏi đặt ra đó là “Liệu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có đền bù nổi nếu dịch bệnh có chiều hướng tăng mạnh không?”. Và theo ý kiến của chuyên gia tài chính, những doanh nghiệp này sẽ bị tích tụ rủi ro nếu vẫn tiếp tục triển khai các gói bảo hiểm như trên. Do vậy, những rủi ro do dịch Covid-19 sẽ được xem là “Loại trừ bảo hiểm”.[3]

Bên cạnh đó, đối với công dân Việt Nam nhiễm virus SARS-CoV-2, thì việc điều trị là do Chính phủ chịu trách nhiệm và sẽ chịu toàn bộ chi phí cho công dân của mình[4]. Bởi vì virus SARS-CoV-2 là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A[5], nên khi có rủi ro do dịch bệnh, công dân không phải chịu bất kỳ khoản chi phí nằm viện hay điều trị. Ngoài ra, việc tung ra những gói bảo hiểm kết hợp với việc miễn chi phí điều trị sẽ tạo ra sự chủ quan và phát sinh tâm lý trục lợi. Những đối tượng này có thể sẽ lợi dụng việc nhiễm virus, như có các hành vi cố tình để bị lây nhiễm nhằm kiếm lợi từ hợp đồng bảo hiểm. Những hành động trên thực sự không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân họ mà toàn thể xã hội. Đó là khiến khả năng lây nhiễm trong cộng đồng tăng cao và gây mất kiểm soát tình hình dịch bệnh mà nước ta đang cố gắng đẩy lùi.

Chính vì thế, có lẽ đây là những lý do mà Chính phủ đã đưa ra quy định tạm ngưng việc giới thiệu và không triển khai các gói bảo hiểm Corona.

Quyền lợi của khách hàng

Vậy quyền lợi của khách hàng đã mua các gói bảo hiểm như trên sẽ được giải quyết ra sao?

Hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm như PTI (Bảo hiểm bưu điện) hay VinID, v.v… đã có những cam kết sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, những doanh nghiệp khác còn có phương án quy đổi sang hợp đồng bảo hiểm sức khỏe ngắn hạn, trong đó không loại trừ dịch bệnh.[6] Do vậy, khách hàng đã mua bảo hiểm có thể yên tâm về quyền lợi của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Không triển khai các gói bảo hiểm liên quan đến dịch Covid-19”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

 

[1] Thông tin từ Báo Tuổi trẻ ngày 31/03/2020

[2] Mục 10 Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch covid-19

[3] Thông tin từ Báo Tuổi trẻ ngày 31/03/2020

[4] Điều 48.2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007

[5] Điều 3.1.a Luật Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007

[6] Thông tin từ Báo Tuổi trẻ ngày 31/03/2020

 

 

 

Document
Categories: Doanh nghiệp
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*