Hợp pháp hóa lãnh sự

Hợp pháp hóa lãnh sự

Overview

Hỏi:

Chào luật sư, sếp tôi là người nước ngoài mới về Việt Nam làm việc. Ông nhờ tôi hợp pháp hóa lãnh sự giúp ông Phiếu lý lịch tư pháp nhưng tôi không hiểu rõ và không biết phải làm thế nào. Nhờ Luật sư có thể tư vấn giúp tôi không ạ?

Trả lời:

Chào bạn! Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Hợp pháp hóa lãnh sự

Hợp pháp hóa lãnh sự

“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận  chữ ký, con dấu, các chức danh trên giấy tờ, tài liệu ở nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được Pháp luật Việt Nam công nhận và cho phép sử dụng tại Việt Nam. [1]

Không yru cầu Giấy ủy quyền khi các nhân đề nghị chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu của mình và của người khác. [2]

Để đề nghị chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự cần thực hiện những nội dung sau:

  1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người đề nghị chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự nộp hồ sơ tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao), địa chỉ: 184 Bis Pasteur, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Bước 2: Xem xét giải quyết hồ sơ

Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, xem xét giải quyết.

Document

Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của Phiếu lý lịch tư pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị chứng nhận lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính và nộp 01 bản chụp Phiếu lý lịch tư pháp.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết

Nhận kết qủa trực tiếp theo giấy biên nhận hồ sơ hoặc hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện cho bạn.

Thời gian làm việc:Các ngày làm việc trong tuần và sáng thứ Bảy, trừ Chủ Nhật và các ngày lễ, Tết.

  1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

  1. Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự
  2. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bản chính giấy tờ tùy thân có giá trị Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Bản chụp giấy tờ tùy thân

* Lưu ý: Giấy tờ này không phải sao y chứng thực

  1. Phiếu lý lịch tư pháp được hợp pháp hóa lãnh sự

* Lưu ý: Giấy tờ, tài liệu này đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận.

  1. Bản dịch Phiếu lý lịch tư pháp sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

* Lưu ý: Bản dịch không phải chứng thực.

 

  1. Bản chụp bản dịch Phiếu lý lịch tư pháp.
  2. Phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).

* Số lượng hồ sơ:

Một (01) bộ hồ sơ gốc.

  1. Thời hạn giải quyết:01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ có số lượng nhiều hơn10 giấy tờ, tài liệu thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc. [3]

  1. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tem (hoặc dấu) chứng nhận trên Phiếu lý lịch tư pháp.
  2. Phí,lệ phí:000 VNĐ/bản/lần. [4]

* Lưu ý: Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự:

  • Giấy tờ, tài liệu đã có hành vi sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
  • Giấy tờ, tài liệu trong để nộp hồ sơ có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
  • Giấy tờ, tài liệu do giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký sống, con dấu đã đăng ký được phép sử dụng. [5]
  • Giấy tờ,tài liệu có nội dung xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên có một số quốc gia được miễn hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam. Cụ thể bao gồm các quốc gia được liệt kê tạihttps://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/DispForm.aspx?List=dc7c7d75-6a32-4215-afeb-47d4bee70eee&ID=755

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Ngiệp Thành về việc hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu tại Việt Nam.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Thùy Trang

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 2.2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP.

[2] Điều 6.1 Nghị định 111/2011/NĐ-CP.

[3] Điều 11.5 Nghị định 111/2011/NĐ-CP.

[4] Thông tư số 98/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2004/TT-BTC ngày 26/4/2004.

[5] Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP.

Document
Categories: Doanh nghiệp
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*