Hỗ trợ người lao động khó khăn đi làm việc ở nước ngoài

Hỗ trợ người lao động khó khăn đi làm việc ở nước ngoài

Hỗ trợ người lao động khó khăn đi làm việc ở nước ngoài

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Trong đó, hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng thuộc chương trình này.

Theo đó, cơ quan LĐ – TB và XH thực hiện các hoạt động giới thiệu, tư vấn cho NLĐ và thân nhân của họ tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng[1] nhằm cung cấp thông tin và tư vấn giúp họ hiểu rõ hơn về các quy định, quyền lợi và nghĩa vụ khi làm việc ở nước ngoài. Quy định này tạo cơ hội cho NLĐ ở các vùng khó khăn có thể đi làm việc ở nước ngoài, từ đó cải thiện thu nhập và đời sống. Đây là một biện pháp quan trọng để giảm nghèo bền vững cho các vùng này.

Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mức hỗ trợ của chính sách này.

1. Nội dung và mức hỗ trợ[2]

 Đvt: đồng/người/khóa học

Người dân tộc thiểu số,

người dân tộc Kinh

 

Sinh sống vùng dân

tộc thiểu số và miền núi

Người dân tộc Kinh thuộc

hộ cận nghèo

 

Sinh sống vùng dân

tộc thiểu số và miền núi

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

 

Đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề– Chi phí thực tế

+ Tối đa 4 triệu: Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn[3].

+ Tối đa 3 triệu: Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân[4].

– Chi phí thực tế

+ Tối đa 2,5 triệu: Người thuộc hộ cận nghèo[5].

Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ– Tối đa 4 triệu– Tối đa bằng 70% của 4 triệu
Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo50.000 đồng/người/ngày
Hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo400.000 đồng/người/tháng
Hỗ trợ tiền trang cấp đồ dùng cá nhân (quần áo đồng phục, chăn, màn, giày dép…)600.000 đồng/người
Hỗ trợ tiền đi lại (01 lượt đi và về) cho NLĐ từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa điểm đào tạo200.000 đồng: Cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên.

300.000 đồng: Cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên.

Chi phí làm thủ tục đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài– Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh[6]:

+ Hộ chiếu: 200.000 đồng/lần cấp

+ Giấy thông hành: 50.000 đồng/lần cấp

+ Giấy phép xuất cảnh: 200.000 đồng/lần cấp

– Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp[7]: 200.000 đồng/lần/người

– Lệ phí làm thị thực (visa): Mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động.

– Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Tối đa 750.000 đồng/người.

 

2. Hình thức hỗ trợ[8]

Hỗ trợ đào tạo và bổ túc kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho NLĐ thuộc diện được hỗ trợ sẽ được thực hiện theo các cách sau:

– Cơ chế đấu thầu, đặt hàng, hoặc giao nhiệm vụ: Các cơ sở đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp không đủ điều kiện hoặc không tìm được đơn vị thực hiện dịch vụ: Cấp trực tiếp khi họ đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, dựa trên các hóa đơn và chứng từ thực tế.

3. Thanh toán kinh phí hỗ trợ[9]

– Đối với trường hợp đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo[10]:

+ Giao nhiệm vụ: Dựa vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, nghiệm thu, tài liệu khác có liên quan (nếu có).

+ Đặt hàng, đấu thầu thông qua hai đơn vị sau đây:

Đơn vị sự nghiệp công lậpDựa vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao; đơn giá, giá đặt hàng;…
Nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công íchDựa vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao; đơn giá, giá đặt hàng, mức trợ giá, giá tiêu thụ;…

– Đối với trường hợp NLĐ đã hoàn thành khóa học, đang chờ xuất cảnh: Dựa vào hóa đơn hoặc biên lai thu tiền (đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, khám sức khỏe, hộ chiếu,… và các tài liệu khác chứng minh thuộc đối tượng được hỗ trợ).

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hỗ trợ người lao động nghèo, đặc biệt khó khăn đi làm việc ở nước ngoài”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Thị Tuyết Như

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 14.3 Thông tư 03/2024/TT-BLĐTBXH

[2] Điều 25.1 Thông tư 55/2023/TT-BTC

[3] Điều 7.1(b) Thông tư 152/2016/TT-BTC

[4] Điều 7.1(c) Thông tư 152/2016/TT-BTC

[5] Điều 7.1(d) Thông tư 152/2016/TT-BTC

[6] Thông tư 25/2021/TT-BTC

[7] Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC

[8] Điều 25.2 Thông tư 55/2023/TT-BTC

[9] Điều 25.3 Thông tư 55/2023/TT-BTC

[10] Điều 24 Nghị định 32/2019/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*