Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Hỏi:

Công ty tôi muốn tuyển nhân viên là người nước ngoài làm việc tại công ty. Luật sư cho tôi hỏi thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài như thế nào?

 Trả lời:

Chào bạn! Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

  1. Các điều kiện phải đáp ứng

Công ty bạn muốn thuê NLĐ nước ngoài thì trước tiên NLĐ nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện[1]:

– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

Phải có GPLĐ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp phép.

Điều kiện đối với NSDLĐ[2]

– Gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng NLĐ nước ngoài đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi NLĐ nước ngoài làm việc để được chấp thuận.

Bạn đọc tham khảo Mẫu số 01 

– Trường hợp nếu có thay đổi nhu cầu sử dụng lao động thì người sử dụng lao động cũng phải thực hiện báo cáo lên cơ quan đã nộp trước đó, cụ thể là theo Mẫu số 02.

Lưu ý: Cả trường hợp nộp giải trình và có thay đổi nhu cầu thì đều phải nộp trước ít nhất là 30 ngày k t ngày d kiến s dng NLĐ nưc ngoài

Sau đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận. Khi đã có văn bản chấp thuận thì NSDLĐ tiếp tục thực hiện thủ tục cấp GPLĐ.

  1. Hồ sơ cấp giấy phép lao động

* Chuẩn bị hồ sơ

STTTên văn bảnGhi chú
1Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo

Mẫu số 11/PLI.

– Thời hạn làm việc được liệt kê tại văn bản đề nghị cấp phép phải tuân theo quy định Trước ít nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày NLĐ nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho NSDLĐ, thì NSDLĐ đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động”[4]
2Giấy chứng nhận sức khỏe của người yêu cầu cấp giấy phép lao động hoặc giấy khám sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền tại Việt Nam cấp hoặc của nước ngoài.– Có giá trị trong vòng 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Lưu ý: Nếu giấy khám sức khỏe do nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch bản đã hợp pháp hóa.

3Lý lịch tư pháp

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Hoặc các văn bản xác nhận NLĐNN không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt/chưa được xóa án tích/đang trong thời gian bị truy cứu TNHS (cả nước ngoài và Việt Nam cấp)

– Có giá trị không quá 06 tháng kể tính đến ngày nộp hồ sơ.

Lưu ý: Nếu phiếu lý lịch tư pháp do nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch bản đã hợp pháp hóa.

4Văn bản, giấy tờ chứng minh trình độ phù hợp với công việc là nhà quản lý, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, giám đốc điều hành, một số nghề công việc có yêu cầu cụ thể được quy định tại Điều 9.4 Nghị định 152/2020– Bằng cấp, chứng chỉ có liên quan trong lĩnh vực mà NLĐ định làm việc

 

Với người lao động chưa từng làm việc tại Việt Nam thì để chứng minh các vị trí trên:

+ Phải có văn bản xác minh tại nơi làm việc ở nước ngoài là đã đảm nhiệm những chức danh trên.

Lưu ý: Văn bản phải được hợp pháp hóa lãnh sự và sau đó dịch bản đã được hợp pháp hóa.

Với người lao động nước ngoài đã làm việc tại Việt Nam:

+ Có Giấy phép lao động được cấp tại Việt Nam.

Tùy vào từng vị trí công việc thì phải cung cấp giấy phép lao động tương ứng.

Với chuyên gia thì phải cung cấp giấy phép lao động có 03 năm làm việc trong chuyên ngành đã được đào tạo[5]

Lưu ý: Trường hợp tại Sở LĐTBXH nơi NLĐ xin cấp là nơi đã cấp giấy phép cho NLĐ thì không cần bản sao y có chứng thực mà chỉ cần bản photo. Các trường hợp còn lại thì phải cung cấp bản sao y có chứng thực giấy phép lao động đó.

5Bản sao có chứng thực hộ chiếu– Nên cầm theo Hộ chiếu bản gốc của người lao động để chuyên viên đối chiếu.
602 ảnh màu– Kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Lưu ý: Dán hai hình trên giấy trắng A4

7Văn bản chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài– Chấp thuận của Bộ LĐTBXH về báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động đã nộp trước đó.

Không cần cung cấp nếu thuộc trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng LĐ

8Các giấy tờ liên quan khác tùy từng trường hợp cụ thể (Điều 9.8 Nghị định 152/2020)– Được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc chứng thực (01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực)

Lưu ý: Nếu hồ sơ do nước ngoài cấp phải hợp pháp hóa lãnh sự và sau đó dịch bản đã được hợp pháp hóa.

Nếu người nộp hồ sơ không là người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ, thì phải nộp thêm giấy ủy quyền (hoặc giấy giới thiệu) và CMND/CCCD/Hộ chiếu chứng thực/photo có bản gốc đối chiếu.

* Các trường hợp đặc biệt đối với NLĐ đã được cấp GPLĐ nhưng vẫn còn hiệu lực[6]

+ Thay đổi NSDLĐ nhưng cùng vị trí, chức danh

Hồ sơ cấp phép sẽ bao gồm:

– Giấy xác nhận của NSDLĐ trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc.

– Ngoài ra, bổ sung các giấy tờ như văn bản đề nghị cấp; 02 ảnh màu 4×6 cm; Văn bản chấp thuận nhu cầu SDLĐ; Bản sao có chứng thực hộ chiếu; Các giấy tờ liên quan khác tùy từng trường hợp cụ thể (Điều 9.8 Nghị định 152/2020).

– Bản sao có chứng thực GPLĐ đã được cấp.

+  Không đổi NSDLĐ nhưng thay đổi vị trí công việc/chức danh công việc/hình thức làm việc

Hồ sơ cấp phép sẽ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp GPLĐ

+ Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định

+ 02 ảnh màu (4×6 cm)

+ Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động

+ Các giấy tờ liên quan khác tùy từng trường hợp cụ thể (Điều 9.8 Nghị định 152/2020)

+ GPLĐ bản gốc hoặc bản sao có chứng thực GPLĐ đã được cấp.

* Trình t th tc

– Nộp hồ sơ trước 15 ngày kể từ khi người nước ngoài bắt đầu làm việc.

– Hình thức nộp hồ sơ:

Công ty bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ online tại http://dichvucong.molisa.gov.vn/

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ của Sở LĐTB và XH.

* Cơ quan cấp và lệ phí

Cơ quan có thẩm thẩm quyền cấp phép: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại nơi người nước ngoài làm việc.

Lệ phí cấp sẽ tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương sẽ có mức thu lệ phí cấp khác nhau.[7]

Thời hạn của giấy phép lao động không quá 02 năm.[8]

Lưu ý: Sau khi được cấp GPLĐ, NSDLĐ và NLĐ phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định pháp luật lao động VN trước ngày dự kiến làm việc cho NSDLĐ.

Và sau đó, NSDLĐ phải gửi hợp đồng lao động đó tới cơ quan đã cấp GPLĐ, có thể là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp nước ngoài tại Việt Nam” để biết chi tiết thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự khi thực hiện hồ sơ xin cấp GPLĐ.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “hồ sơ và thủ tục để được cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam”.

 

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 151.1 BLLĐ 2019

[2] Điều 4 Nghị định 152/2020

[4] Điều 11.1 Nghị định 152/2020

[5] Điều 3.3.b Nghị định 152/2020

[6] Điều 9.9 Nghị định 152/2020

[7] Thông tư 85/2019/TT-BTC

[8] Điều 10 Nghị định 152/2020

Document
Categories: Lao động
Tags: tag

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*