Hồ sơ nhận bồi thường bảo hiểm tai nạn xe

Hồ sơ nhận bồi thường bảo hiểm tai nạn xe

Hồ sơ nhận bồi thường bảo hiểm tai nạn xe

Trong quá trình tham gia giao thông, các chủ xe sẽ không thể tránh khỏi những va chạm, xây xát khi điều khiển phương tiện. Để đảm bảo quyền lợi và giải quyết những tranh chấp bồi thường cho người bị thiệt hại thay cho chủ xe; bảo hiểm bắt buộc TNDS là loại bảo hiểm mà các chủ phương tiện xe cơ giới cần phải trang bị. Vậy thì nếu chẳng may người mua bảo hiểm gặp những thiệt hại vậy thì sẽ cần chuẩn bị những hồ sơ gì để nhận được khoản bồi thường bảo hiểm trên. Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn bạn đọc nội dung trên.

1.Phí bảo hiểm bắt buộc TNDS

Đầu tiên, để có khoản bồi thường bảo hiểm thì chủ xe phải mua bảo hiểm. Hiện nay có hai loại bảo hiểm là bắt buộc và tự nguyện. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm mà chủ xe nhất định phải có, do đó biểu phí bảo hiểm được quy định rất rõ ràng tại Phụ lục I Thông tư 04/2021/TT-BTC.

Bạn có thể hiểu phí bảo hiểm là số tiền mà chủ xe phải thanh toán cho các doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc.[1] Bạn đọc xem biểu phí được quy định dưới đây:

PHỤ LỤC I

PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TTLoại xePhí bảo hiểm (đồng)
IMô tô 2 bánh 
1Từ 50 cc trở xuống55.000
2Trên 50 cc60.000
IIMô tô 3 bánh290.000
IIIXe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự 
1Xe máy điện55.000
2Các loại xe còn lại290.000
IVXe ô tô không kinh doanh vận tải 
1Loại xe dưới 6 chỗ ngồi437.000
2Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi794.000
3Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi1.270.000
4Loại xe trên 24 chỗ ngồi1.825.000
5Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)437.000
VXe ô tô kinh doanh vận tải 
1Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký756.000
26 chỗ ngồi theo đăng ký929.000
37 chỗ ngồi theo đăng ký1.080.000
48 chỗ ngồi theo đăng ký1.253.000
59 chỗ ngồi theo đăng ký1.404.000
610 chỗ ngồi theo đăng ký1.512.000
711 chỗ ngồi theo đăng ký1.656.000
812 chỗ ngồi theo đăng ký1.822.000
913 chỗ ngồi theo đăng ký2.049.000
1014 chỗ ngồi theo đăng ký2.221.000
1115 chỗ ngồi theo đăng ký2.394.000
1216 chỗ ngồi theo đăng ký3.054.000
1317 chỗ ngồi theo đăng ký2.718.000
1418 chỗ ngồi theo đăng ký2.869.000
1519 chỗ ngồi theo đăng ký3.041.000
1620 chỗ ngồi theo đăng ký3.191.000
1721 chỗ ngồi theo đăng ký3.364.000
1822 chỗ ngồi theo đăng ký3.515.000
1923 chỗ ngồi theo đăng ký3.688.000
2024 chỗ ngồi theo đăng ký4.632.000
2125 chỗ ngồi theo đăng ký4.813.000
22Trên 25 chỗ ngồi[4.813.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi – 25 chỗ)]
23Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)933.000
VIXe ô tô chở hàng (xe tải) 
1Dưới 3 tấn853.000
2Từ 3 đến 8 tấn1.660.000
3Trên 8 đến 15 tấn2.746.000
4Trên 15 tấn3.200.000

VII. PHÍ BẢO HIỂM TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC

  1. Xe tập lái

Tính bằng 120% của phí xe cùng chủng loại quy định mục IV và mục VI.

  1. Xe Taxi

Tính bằng 170% của phí xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi quy định tại mục V.

  1. Xe ô tô chuyên dùng

– Phí bảo hiểm của xe cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe vừa chở người vừa chở hàng (pickup, minivan) kinh doanh vận tải.

– Phí bảo hiểm của xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ ngồi quy định tại mục IV.

– Phí bảo hiểm của các loại xe ô tô chuyên dùng khác có quy định trọng tải thiết kế được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải quy định tại mục VI; trường hợp xe không quy định trọng tải thiết kế, phí bảo hiểm bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải dưới 3 tấn.

  1. Đầu kéo rơ-moóc

Tính bằng 150% của phí xe trọng tải trên 15 tấn. Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơ-moóc là phí của cả đầu kéo và rơ moóc.

  1. Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng dưới 3 tấn quy định tại mục VI (phí bảo hiểm của máy kéo là phí của cả máy kéo và rơ moóc).

  1. Xe buýt

Tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ ngồi quy định tại mục IV.

(Phí bảo hiểm trên đây chưa bao gồm 10% thuế Giá trị gia tăng).

  1. Trường hợp không được bảo hiểm bồi thường dù có thiệt hại

Thực tế, không phải cứ mua bảo hiểm thì sẽ được bồi thường, do đó các chủ xe cần biết rằng sẽ có những trường hợp loại trừ bảo hiểm. Quy định này nhằm để tránh một số cá nhân lợi dụng bảo hiểm để nhận tiền bồi thường không chính đáng.

Document

Đó là các trường hợp:[2]

– Hành động cố ý gây thiệt hại cảu chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.

– Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới.

Nhưng nếu đã thực hiện TNDS thì vẫn được nhận được tiền bồi thường bảo hiểm.

– Người lái xe:

+ Chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới

+ Không có giấy phép lái xe/giấy phép không hợp lệ/giấy phép không phải cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Giấy phép bị tẩy xóa/giấy phép hết hạn/giấy phép không phù hợp với loại xe cơ giới buộc phải có

+ Bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn/thu hồi giấy phép

– Có thiệt hại mà gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

– Thiệt hại tài sản mà do người lái xe điều khiển xe khi trong máu/hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm.

– Có thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

– Thiệt hại với các tài sản đặc biệt như: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh, quý hiếm, thi hài, hài cốt.

– Do chiến tranh, khủng bố, động đất.

  1. Hồ sơ nhận bồi thường bảo hiểm tai nạn xe

Để có thể nhận được bồi thường bảo hiểm thì không chỉ có sự xác nhận từ doanh nghiệp bảo hiểm mà phải có xác giấy tờ, hợp lệ của các bên liên quan bao gồm cơ sở y tế, cơ quan công an, v.v..

Do đó, hồ sơ sẽ bao gồm những tài liệu sau:[3]

(1) Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe:

– Giấy đăng ký xe

– Giấy phép lái xe

– CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc loại giấy tờ tùy thân khác

– GCN bảo hiểm

(2) Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng

– Giấy chứng nhận thương tích

– Hồ sơ bệnh án

– Trích lục khai tử/giấy báo tử/văn bản xác nhận của công an/kết quả giám định pháp y

(3) Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản

– Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này).

–  Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

(4) Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách, bao gồm:

Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông/Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông.

(5) Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.

Vì việc chuẩn bị hồ sơ thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nên với người được bảo hiểm sẽ chỉ cung cấp các hồ sơ tại mục (1), (2), (3).

  1. Cách tính số tiền bồi thường[4]
Số tiền bồi thường = Tỷ lệ tổn thương x Mức trách nhiệm bảo hiểm

*Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng

– Trường hợp chết/tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật thì mức bồi thường là 100%.

– Trường hợp thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thì sẽ được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại. Sẽ căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể. Bạn đọc xem tại Phụ lục I Nghị định 03/2021.

Mức trách nhiệm bảo hiểm là:

Loại phương tiện gây tai nạnThiệt hại về sức khỏe, tính mạngLoại phương tiện gây tai nạnThiệt hại về tài sản
Xe cơ giới150 triệu đồng/01 người/01 vụ tai nạnXe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự50 triệu đồng/01 người/01 vụ tai nạn
Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng100 triệu đồng/01 người/01 vụ tai nạn

Do vậy, nếu có chủ phương tiện đóng bảo hiểm chết thì lúc này sẽ được hưởng 150 triệu tiền bồi thường.

Ngoài ra, mức bồi thường có thể thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại/người thừa kế người bị thiệt hại (khi người bị thiệt hại chết)/đại diện (người bị thiệt hại mất NLHVDS hoặc chưa đủ 06 tuổi). Nhưng mức thỏa thuận đó không được cao hơn mức quy định tại Phụ lục I Nghị định 03/2021.

Nếu nhiều xe gây tai nạn thì mức bồi thường sẽ được xác định theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm. Nhưng tổng mức bồi thường cũng không được cao hơn mức tại Phụ lục I Nghị định 03/2021.

Nếu có phát sinh bên thứ ba và là lỗi hoàn toàn của bên thứ ba do cơ quan nhà nước đã xác định. Thì mức bồi thường đối với bên thứ ba sẽ bằng 50% mức tại Phụ lục I Nghị định 03/2021. Trường hợp đã có thỏa thuận thì mức thỏa thuận củng không được cao hơn 50% mức đã quy định.

*Thiệt hại về tài sản: [5]

– Với mức bồi thường về tài sản thì sẽ được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Hồ sơ nhận bồi thường bảo hiểm tai nạn xe”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn hãy cùng chúng tôi chia sẻ với Cộng đồng bắng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi, chia sẻ và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 7.1 Nghị định 03/2021/NĐ-CP

[2] Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP

[3] Điều 15 Nghị định 03/2021/NĐ-CP

[4] Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTC, Điều 8 Nghị định 03/2021, Điều 14.2 Nghị định 03/2021/NĐ-CP

[5] Điều 14.3 Nghị định 03/2021/NĐ-CP

Document
Categories: Cá Nhân
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*