Hồ sơ nhận bồi thường bảo hiểm tai nạn xe

Hồ sơ nhận bồi thường bảo hiểm tai nạn xe

Hồ sơ nhận bồi thường bảo hiểm tai nạn xe

Cập nhật, bổ sung ngày 24/7/2024

Trong quá trình tham gia giao thông, việc va chạm giữa các phương tiện cơ giới là điều bình thường. Vì thế, chủ xe cần hiểu rõ những quy định về việc bồi thường bảo hiểm tai nạn xe để bảo vệ quyền lợi của bản thân khỏi những tranh chấp không đáng tiếc xảy ra. Vậy khi rơi vào tình huống đó chủ xe cần chuẩn bị những hồ sơ gì để nhận bồi thường bảo hiểm?

Để nhận được mức bồi thường bảo hiểm tai nạn xe phù hợp thì việc đóng đầy đủ bảo hiểm là điều cần thiết. Chủ xe bắt buộc phải đăng ký mua bảo hiểm bắt buộc ở các đơn vị, doanh nghiệp bảo hiểm với các mức phí cụ thể như sau[1]:

Khi xảy ra tai nạn, chủ xe cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau để nhận bồi thường bảo hiểm:[2]

Văn bản yêu cầu bồi thường 
Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe như:– Giấy đăng ký xe hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, chứng từ nguồn gốc xe;

– Giấy phép lái xe;

– Căn cước/Hộ chiếu/Giấy tờ tùy thân khác của người lái xe;

– GCN bảo hiểm;

 

 

Document
Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng như:– Giấy chứng nhận thương tích;

– Hồ sơ bệnh án;

– Trích lục khai tử/giấy báo tử/văn bản xác nhận của công an/kết quả giám định pháp y;

Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản như:– Hoá đơn, chứng từ hợp lệ hoặc bằng chứng chứng minh về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra;

– Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chỉ ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Quyết định của Tòa án(nếu có)

*Các loại giấy tờ cần được cung cấp dưới dạng bản sao chứng thực; bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chinh/bản ảnh chụp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc gây tai nạn giao thông không được phép đòi bồi thường dù có thiệt hại xảy ra, như:[3]

– Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên;

– Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra;

– Tài sản bị đốt chất, làm nổ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

– Tài sản tự lên men hoặc tự hỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt;

– Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ;

– Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ;

– Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh;

– Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về PCCC và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ;

– Thiệt hại về dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính;

– Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Hồ sơ nhận bồi thường bảo hiểm tai nạn xe”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn hãy cùng chúng tôi chia sẻ với Cộng đồng bắng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi, chia sẻ và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

Cập nhật, bổ sung ngày: 24/7/2024

Người cập nhật, bổ sung: Quách Gia Hy

[1] Phụ lục I Nghị định 67/2023/NĐ-CP

[2] Điều 13 Nghị định 67/2023/NĐ-CP

[3] Điều 25.2 Nghị định 67/2023/NĐ-CP

Document
Categories: Cá Nhân
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*