Hành vi bôi nhọ doanh nghiệp trên mạng xã hội: Nhìn từ quy định pháp luật hiện hành

Hành vi bôi nhọ doanh nghiệp trên mạng xã hội: Nhìn từ quy định pháp luật hiện hành
Trong thời đại số, mạng xã hội không chỉ là công cụ truyền thông mạnh mẽ mà còn là môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp. Chỉ với một bài viết hoặc bình luận tiêu cực, mang tính xuyên tạc, sai sự thật uy tín của cả một thương hiệu có thể bị tổn hại nghiêm trọng trong thời gian rất ngắn.
Hành vi tung tin thất thiệt, bôi nhọ, hoặc lan truyền thông tin sai lệch về doanh nghiệp trên các nền tảng như Facebook, TikTok, diễn đàn, trang tin… không chỉ đơn thuần là vấn đề đạo đức, mà còn xâm phạm trực tiếp đến quyền nhân thân và quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ. Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm dân sự, hành chính hoặc hình sự.
Dưới đây là các quy định pháp luật hiện hành chủ yếu điều chỉnh và xử lý hành vi này, được phân tích theo từng lĩnh vực pháp luật có liên quan.
STT | Quy định pháp luật hiện hành | Nội dung áp dụng |
1 | Dân sự (Bộ luật Dân sự 2015) | – Pháp nhân có quyền được bảo vệ uy tín. Người tung tin sai gây ảnh hưởng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần).[1] |
2 | An ninh mạng (Luật An ninh mạng 2018) | – Nghiêm cấm hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức khác. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu gỡ bỏ nội dung, đề nghị cơ quan chức năng xác minh và xử lý đối tượng vi phạm.[2] |
3 | Hình sự (Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017) | – Tội vu khống: Nếu cố tình đưa thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm uy tín doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.[3] – Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: Xử lý hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng qua môi trường mạng.[4] |
4 | Báo chí (Luật Báo chí 2016) | – Nếu thông tin sai sự thật được đăng bởi báo điện tử hoặc cơ quan báo chí, tổ chức này phải cải chính, xin lỗi công khai và gỡ bỏ bài viết khi có yêu cầu chính đáng từ người bị ảnh hưởng. |
5 | Cạnh tranh (Luật Cạnh tranh 2018) | – Nếu thông tin sai lệch đến từ đối thủ cạnh tranh, hành vi này có thể bị coi là “lôi kéo khách hàng bất chính” bằng cách đưa thông tin không đúng sự thật, vi phạm pháp luật cạnh tranh.[5] |
Hành vi bôi nhọ doanh nghiệp trên mạng xã hội không chỉ gây tổn hại uy tín mà còn có thể bị xử lý nghiêm theo nhiều quy định pháp luật khác nhau. Doanh nghiệp cần hành động kịp thời, đúng luật và chuyên nghiệp để bảo vệ hình ảnh, khách hàng và giá trị thương hiệu.
Trên đây là nội dung tư vấn về: “Hành vi bôi nhọ doanh nghiệp trên mạng xã hội: Nhìn từ quy định pháp luật hiện hành”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, Bộ luật Dân sự năm 2015.
[2] Điều 8, Điều 16 Luật An ninh mạng năm 2018.
[3] Điều 156. Tội vu khống, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
[4] Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
[5] Điều 45.5, Luật Cạnh Tranh năm 2018.