Hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu bia

Hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu bia

Hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu bia

Trước quy định về hạn chế hình ảnh diễn viên hút thuốc lá vào năm 2018 đã gây nhiều xôn xao cho giới làm phim ảnh. Thì bắt đầu từ ngày 24/02/2020, việc sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu bia cũng phải hạn chế. Lúc này, những đạo diễn làm phim cho rằng đưa quy định này vào thực tế sẽ khó thực thi và còn gây áp lực cho Hội đồng kiểm duyệt. Và phim ảnh là lăng kính thu nhỏ của xã hội, qua đó phản ánh hiện thực cuộc sống. Nếu hạn chế sử dụng bia, rượu có thể gây ra nhiều trở ngại và ảnh hưởng đến sáng tạo nghệ thuật, tình tiết câu chuyện, tâm lý nhân vật và mục đích mà nhà làm phim hướng tới. Tuy nhiên, Nghị định 24/2020 cũng có nhiều điểm tích cực như hạn chế quảng cáo tràn lan của các nhãn hàng bia rượu hay giảm thiểu việc lạm dụng bia, rượu của diễn viên. Thực chất, quy định này là “hạn chế” chứ không phải là “cấm”. Do vậy, với những ai quan tâm, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy định mới này.

  1. Phạm vi áp dụng

Hạn chế hình ảnh diễn viên uống rượu, bia được áp dụng trong phạm vi là các tác phẩm điện ảnh, sân khấu và truyền hình[1].

Tuy nhiên, hiện có nhiều ý kiến liên quan đến loại hình webdrama đang nở rộ trong thời gian vừa qua. Đây là loại phim không chiếu rạp cũng không chiếu truyền hình mà chỉ chiếu online, chủ yếu là trên kênh Youtube. Loại hình phim này được rất nhiều các bạn trẻ ưa chuộng do nội dung thú vị, hài hước lại đánh trúng sở thích, tâm lý của giới trẻ. Tuy nhiên, trong Nghị định 24/2020 lại không có phụ lục đính kèm liên quan đến loại hình webdrama này[2], do vậy sẽ không chịu sự quản lý và cũng không bị hạn chế sử dụng diễn viên uống rượu, bia. Trong khi đó, những tác phẩm điện ảnh, truyền hình hay trên sân khấu lại phải được quản lý và kiểm duyệt chặt chẽ.

  1. Quy định pháp luật

Trong các tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình phải đảm bảo các yêu cầu:

Không thể hiện hành vi bị nghiêm cấm[3]

Cụ thể là các hành vi bị nghiêm cấm sau[4]:

– Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

– Có hình ảnh người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

– Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

– Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

– Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

– Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

– Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

– Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

– Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

– Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

Document

– Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

– Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

Không sử dụng rượu bia tại các địa điểm[5]

Là các địa điểm không được uống rượu, bia.[6]

(Bạn đọc có thể tìm hiểu bài viết Những địa điểm không được phép uống rượu bia tại đây)

Không bán rượu tại các địa điểm[7]

Các địa điểm không bán rượu, bia:[8]

– Cơ sở y tế.

– Cơ sở giáo dục.

– Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

– Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.

– Cơ sở bảo trợ xã hội.

– Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

Các hành vi khác

– Đối tượng dưới 18 tuổi[9]

Không được có hành vi uống rượu bia trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình dành cho người dưới 18 tuổi.

Nhưng trường hợp nhằm phê phán và lên án các hành vi này thì không được xem là vi phạm.

– Không ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh rượu, bia[10]

– Nếu nhằm mục đích nghệ thuật mà sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia thì:

Chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết là[11]

+ Để khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử

+ Tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định

+ Phê phán, lên án hành vi uống rượu, bia

Ngoài ra, phải được:[12]

+ Cơ quan có thẩm quyền duyệt phim chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định phim.

+ Hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật chấp thuận.

Việc chấp thuận hình ảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật sẽ được thực hiện lồng ghép trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình theo quy định của pháp luật. Và bảo đảm không phát sinh thêm thủ tục hành chính.

Mức độ xuất hiện[13]

Hình ảnh diễn viên sử dụng rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật xuất hiện trên truyền hình, điện ảnh và sân khấu là tiêu chí phân loại phim.

Có tiêu chí phân loại phim là để phổ biến phim theo lứa tuổi phù hợp và được lồng ghép trong tiêu chí phân loại phim. Quy trình này sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu bia”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 4 Nghị định 24/2020

[2] Thông tin từ Báo Giao thông

[3] Điều 4.1.a Nghị định 24/2020

[4] Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019

[5] Điều 4.1.a Nghị định 24/2020

[6] Điều 10 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 và Điều 3 Nghị định 24/2020

[7] Điều 4.1.a Nghị định 24/2020

[8] Điều 19 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019

[9] Điều 4.1.a Nghị định 24/2020

[10] Điều 4.1.b Nghị định 24/2020

[11] Điều 4.1.c Nghị định 24/2020

[12] Điều 4.1.d Nghị định 24/2020

[13] Điều 4.2 Nghị định 24/2020

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Cộng Đồng
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*