Giảm 80% tiền ký quỹ cho doanh nghiệp lữ hành từ tháng 10/2021
Giảm 80% tiền ký quỹ cho doanh nghiệp lữ hành từ tháng 10/2021
Việt Nam là một trong các vùng lãnh thổ được nhiều hành khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên, ngôn ngữ Tiếng Việt không phải dễ nói, dễ viết, nhiều khách du lịch gặp phải tình trạng khó khăn này khi đến Việt Nam. Chính vì vậy, lựa chọn các doanh nghiệp lữ hành là một lựa chọn đúng đắn khi đến Việt Nam. Mới đây, Chính phủ ban hành quyết định giảm tiền ký quỹ cho doanh nghiệp lữ hành, kích thích các công ty, doanh nghiệp lữ hành thu hút khách nước ngoài, phát triển ngành du lịch nước ta. Luật Nghiệp Thành điểm qua một số thông tin cùng bạn đọc!
Nguồn: Internet
Doanh nghiệp lữ hành là gì?
Doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp, công ty chuyên về lĩnh vực hoạt động du lịch. Theo đó, doanh nghiệp lữ hành sẽ tổ chức các gói du lịch trọn gói (làm visa, xe di chuyển, dịch vụ lưu trú, tham quan,…), bán hoặc giới thiệu các sản phẩm liên quan đến gói du lịch đó (khăn mặt, sản phẩm dưỡng da,…). Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn cung cấp các dịch vụ đơn lẻ trọn khâu từ A-Z (đặt xe đưa đón từ sân bay đến khách sạn,…)[1]
Có hai hình thức kinh doanh dịch vụ lữ hành[2]:
- Dịch vụ lữ hành nội địa: cung cấp các gói, dịch vụ tour du lịch trong nước (ví dụ như: gói Đà Lạt 3 ngày 2 đêm, Sapa 1 ngày,…)
- Dịch vụ lữ hành quốc tế: cung cấp các gói, dịch vụ tour du lịch đi nước ngoài, hoặc khách nước ngoài du lịch tại Việt Nam (ví dụ như: gói tham quan Thái Lan 2 ngày 3 đêm, gói khách Singapore tham quan Việt Nam 2 ngày 3 đêm,…)
Các doanh nghiệp, công ty kinh doanh du lịch lữ hành hiện nay[3]: Công ty du lịch Vietravel, Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, CTCP Việt Nam Booking,..
Từ ngày 28/10/2021 đến 31/12/2023, tiền ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ lữ hành được giảm 80% so với trước đây.[4]
Kinh doanh lữ hành nội địa | Kinh doanh lữ hành quốc tế | |||
Phương thức | Khách đến Việt Nam | Khách ra nước ngoài | Cả 2 phương thức | |
Từ 28/10/2021 | 20 triệu | 50 triệu | 100 triệu | 100 triệu |
Trước đây | 100 triệu | 250 triệu | 500 triệu | 500 triệu |
Vì sao phải ký quỹ khi kinh doanh dịch vụ lữ hành?
Ký quỹ được xem như là một phương thức đảm bảo tính mạng, sức khỏe của khách du lịch. Theo đó, khi đang trong thời gian du lịch, nếu hành khách bị chết, thiệt hại tính mạng, bị tai nạn, gặp các rủi ro khác, nếu doanh nghiệp, công ty thực hiện tour du lịch đó không có khả năng về tài chính để giải quyết các vấn đề này. Số tiền ký quỹ sẽ được sử dụng để giải quyết khẩn cấp vấn đề hành khách đang gặp phải.[5]
Lưu ý: Khi gặp những trường hợp này, doanh nghiệp, công ty lữ hành cần gửi văn bản đề nghị giải tỏa tạm thời và sau đó trong vòng 30 ngày phải bổ sung lại quỹ đã rút tương ứng.[6] Số tiền quỹ này sẽ duy trì trong suốt quá trình doanh nghiệp, công ty lữ hành thành lập.[7]
Bạn đọc tham khảo Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
Trên đây là nội dung tư vấn về “Giảm 80% tiền ký quỹ cho doanh nghiệp lữ hành từ tháng 10/2021”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1]https://vietnamtourism.gov.vn/esrt/default.aspx-portalid=1&tabid=352&itemid=467.htm?gclid=Cj0KCQjww4OMBhCUARIsAILndv5RLOeTDndUAgmFGLlBiI2MBspWox26NfkvWbutFqwrY5e6e4WPveIaAvv5EALw_wcB
[2] Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP
[3] https://toplead.vn/cong-ty-du-lich-hang-dau-viet-nam/
[4] Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP
[5] Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP
[6] Điều 16(2) Nghị định 168/2017/NĐ-CP
[7] Điều 14(3) Nghị định 168/2017/NĐ-CP