Hỏi:
Công ty tôi kinh doanh quần áo do công ty tự sản xuất. Vừa rồi công ty bị quản lý thị trường phạt về việc ghi nhãn quần áo không đúng quy chuẩn. Luật sư cho tôi hỏi cách ghi nhãn quần áo như thế nào là đúng quy chuẩn để không bị phạt ạ.
Trả lời:
Dựa vào thông tin mà bạn cung cấp Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:
Những thông tin bắc buộc trên nhãn hiệu quần áo là: [1]
-Tên quần áo và địa chỉ liên hệ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về quần áo;
-Nguồn gốc xuất xứ quần áo;
-Thành phần hoặc thành phần định lượng của quần áo
+Nếu có nhiều lớp thì ghi thành phần định lượng chính và của từng lớp.
-Thông số kỹ thuật quần áo;
-Thông tin cảnh báo quần áo;
-Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản quần áo;
-Năm sản xuất quần áo.
Kích thước của nhãn luật không quy đinh cụ thể nhưng phải đảm bảo người tiêu dùng có thể dễ dàng đọc được những thông tin nêu trên ghi trong nhãn quần áo. Tất cả các thông tin trên nhãn quần áo phải ghi bằng tiếng Việt trừ tên quốc tế về thành phần định lượng chất liệu sản xuất quần áo. [2]
- Tên quần áo
Dựa vào đặt tính của quần áo để đặt tên phù hợp, tên của quần áo không làm người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của quần áo. Tên quần áo là chữ có kích thước lớn nhất trên nhãn. Nằm ở vị trí dễ đọc, dễ thấy nhất. [3]
- Tên và địa chỉ tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về quần áo
Quần áo được công ty bạn sản xuất thì bạn sẽ ghi tên và địa của công ty lên nhãn quần áo. Đảm bảo người tiêu dùng biết được thông tin về nhà sản xuất. [4]
- Xuất xứ quần áo
Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước Việt Nam. [5]
- Thành phần định lượng quần áo
Thành phần định lượng đối với quần áo là thành phần định lượng chính của chất liệu làm ra sản phẩm. Nghĩa là ghi tên chất liệu làm ra sản phẩm quần áo kèm định lượng của chất liệu. VD: Làm từ coton 80%, sợi tổng hợp 20%. [6]
Đối với quần áo có nhiều lớp thì phải ghi thành lần của từng lớp chất liệu.
- Thông số kỹ thuật quần áo
Bạn tự xác định và ghi kích cỡ của quần áo ghi lên nhãn, cách ghi kích cỡ theo tiêu chuẩn hàng may mặt đảm bảo đúng với kích cỡ thật của quần áo để người tiêu dùng dễ dàng trong việc lựa chọn. [7]
- Thông tin cảnh báo
Dựa vào chất liệu sản xuất ra quần áo mà bạn ghi thông tin cảnh báo. VD: Chất liệu này phải ủi ở nhiệt độ bao nhiêu hay khi giặt tẩy thì phải chú ý để không làm hư chất liệu[8].
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
Dựa vào loại quần áo, chất liệu để đưa ra hướng dẫn sử dụng và bảo quản phù hợp để ghi vào nhãn quần áo.
- Năm sản xuất
Năm sản xuất phải ghi là năm dương lịch công ty bạn sản xuất ra quần áo.
- Xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm ghi nhãn hàng hóa [9]
Trường hợp nhãn quần áo ghi không đúng quy định về kích thước chữ số, ngôn ngữ sử dụng, đơn vị đo và định lượng theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa thì sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với quần áo có giá trị dưới năm triệu đồng.
– Mức phạt tối đa từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với quần áo có giá trị trên 100.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về cách ghi nhãn đối với quần áo để bán tại Việt Nam. Và mức phạt mà cơ quan nhà nước sẽ áp dụng đối với hành vi vi phạm tiêu chuẩn ghi nhãn hàng hóa.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Minh Cơ
Luật sư hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thuận
[1] Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
[2] Điều 7.1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
[3] Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
[4] Điều 12.3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
[5] Điều 15.2 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
[6] Điều 16.2 Nghị định 43/2017/NĐ-CP
[7] Điều 17.1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
[8] Điều 17.1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP
[9] Điều 30 Nghị định 119/2017/NĐ-CP.